"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

...

Bộ Kit Test Nhanh Covid-19 Từ Hàn Quốc

Được Bộ Y Tế chính thức cấp phép, có kết quả trong vòng 15 phút. Phát hiện các biến chủng covid-19 ( Anh, Brazil, Delta,..). Độ nhạy và đặc hiệu lên đến 99 %. Tổ chức Y Tế Thế Giới và EU cấp phép

...

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Nghệ thuật ứng xử khi mắc lỗi ở công sở

Tất cả chúng ta, ai cũng có lúc phạm lỗi. Chắc chắn bạn đã nghe câu này nhiều lần. Đây là câu nói giúp trấn an những cảm xúc của bạn khi bạn mắc sai lầm nào đó. Tuy nhiên, đây là một câu nói hiếm khi xuất hiện trong môi trường công sở. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa là ở công sở không bao giờ có sai lầm xảy ra.
Những lời biện minh cho sai lầm mà bạn mắc phải có thể hiệu quả nơi khác, nhưng sẽ không hiệu quả trong môi trường công sở

Chìa khóa để xử lý tình huống khi bạn mắc lỗi ở công sở là một chút ngượng ngùng. Ai cũng có lúc nào đó phạm sai lầm. Sai lầm không nhất thiết dẫn tới việc bạn bị sa thải. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vượt qua được tình huống đó:
1. Thừa nhận sai lầm của mình
Khi phát hiện ra mình mắc lỗi trong công việc, tốt nhất bạn nên thông báo với sếp trước khi sếp chỉ ra lỗi cho bạn. Trừ phi vì một lý do nào đó bạn không thể gặp sếp để nhận lỗi (chẳng hạn sếp ra nước ngoài), bạn nên nói trực tiếp với sếp. Nếu sếp và bạn cùng ở trong văn phòng mà bạn lại gửi email để thông báo về việc bạn mắc lỗi, bạn sẽ bị sếp nhìn nhận như một người không thẳng thắn.
Khi bạn thừa nhận sai lầm và báo tin cho những người cần biết, bạn đã giúp giải tỏa tình thế và chấm dứt tình trạng phải chờ đợi một ai đó gọi đến bạn vì sai lầm mà bạn đã mắc phải. Nói cách khác, nếu bạn chờ người khác nói đến mới nhận lỗi, bạn có thể khiến một tình huống xấu trở nên tệ hơn.
2. Không tìm cách biện hộ
Những lời biện minh cho sai lầm mà bạn mắc phải có thể hiệu quả ở nơi khác, nhưng sẽ không hiệu quả trong môi trường công sở, và thậm chí để lại ấn tượng xấu về bạn với sếp và đồng nghiệp. “Tôi mệt”, “Tôi được anh A/chị B thông báo muộn và không có thời gian kiểm tra kỹ”, “Anh A/chị B không nói với tôi là cần phải sửa những con số đó”. Khi bạn bắt đầu đưa ra một loạt những lý do để biện minh cho sai lầm của mình, bạn không chỉ thể hiện sự kém trưởng thành của bản thân mà còn đổ lỗi cho người khác vì sai lầm mà mình gây ra. Cách đó sẽ không đem lại cho bạn thêm những người bạn.
“Tôi đã phạm một sai lầm” là câu tốt nhất để báo tin cho mọi người biết về lỗi mà bạn mắc phải. Nhận lỗi về mình, tránh đổ lỗi cho người khác, và xin lỗi. Khi đó, hầu hết mọi người sẽ tôn trọng sự thẳng thắn của bạn và bạn sẽ có cơ hội để sửa chữa sai lầm đã mắc phải.
3. Vạch kế hoạch để đảm bảo không bao giờ phạm sai lầm đó thêm lần nữa
Tùy thuộc vào bản chất của sai lầm mà bạn mắc phải, bạn có thể chia sẻ kế hoạch của mình với sếp và dồng nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đảm bảo bạn không mắc phải sai lầm đó thêm lần nữa.
4. Tự nguyện dành thời gian riêng để khắc phục sai lầm
Nếu có thể khắc phục được sai lầm mà mình gây ra, hãy tự nguyện giải quyết vấn đề bằng thời gian của riêng bạn. Điều đó đồng nghĩa với bạn đến sớm, về muộn, hoặc gọi điện cho các bên liên quan để xin lỗi và giải quyết vấn đề. Tóm lại, bạn cần đứng lên và nhận trách nhiệm.5. Tiếp tục làm việc
Câu nói “Ai cũng có lúc phạm sai lầm” luôn đúng. Đừng để sai lầm mà bạn đã mắc phải ám ảnh bạn. Cho dù đó là một sai lầm nghiêm trọng, đừng viết đơn xin thôi việc trừ phi có người chỉ ra cho bạn thấy, lỗi của bạn lớn đến mức không thể khắc phục. Hãy giữ thái độ tích cực và xem sai lầm đã mắc phải như một bài học có thể giúp bạn tránh mắc lỗi trong công việc sau này.
(CleverJobs Tổng hợp)


Những phẩm chất phải có của nhân viên hiện đại

Môi trường làm việc hiện đại đòi hỏi không chỉ các nhà quản lý mà ngay cả các nhân viên phải có khả năng thích nghi với những phát triển và thay đổi thường xuyên xảy đến. Những hành vi mới và những công nghệ mới khiến môi trường và cách thức làm việc mỗi ngày một khác. Để đáp ứng được những yêu cầu đó, mỗi nhân viên hiện đại cần phải sở hữu những phẩm chất sau.

Đồng nghiệp và nhà quản lý sẽ nhận ra thái độ "có thể làm được" của bạn cũng như khả năng giúp đỡ người khác của bạn.
1. Biết nắm bắt thay đổi
Các nhân viên thường có xu hướng quen với cách giải quyết các công việc theo một cách thức nhất định. Họ đã sử dụng cùng công nghệ, cùng quy trình trong nhiều năm, nhưng những công nghệ và cách thức làm việc này không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất cho công ty và cho chính các nhân viên. Chỉ vài năm nữa thôi, thế hệ trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 cho tới đầu thập niên 2000 (thường gọi là thế hệ Y hay millennials) sẽ trở thành lực lượng lao động chính. Đây là những người lớn lên với mạng xã hội và các công cụ truyền thông phát triển rầm rộ để phục vụ cho việc giao tiếp, tương tác, tìm kiếm mọi người và thông tin.
Lực lượng lao động mới này đồng nghĩa với những hành vi mới và những công nghệ mới. Sự đổi mới đó đòi hỏi các nhân viên phải nắm bắt lấy những thay đổi được cho là sẽ giúp công việc và cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn này. Nhà lãnh đạo Anh Winston Churchill từng nói rằng: “Cải thiện là thay đổi, muốn hoàn hảo phải thay đổi thường xuyên”.
2. Có tiếng nói trong công ty
Lần đầu tiên trong lịch sử, “lãnh đạo” và “nhà quản lý” trong doanh nghiệp không còn là một. Hiện nay, lãnh đạo không nhất thiết phải là nhà quản lý, họ phải là những con người có khả năng gây cảm hứng, có hiểu biết sâu rộng, và sẵn sàng chia sẻ (đây là một phẩm chất quan trọng nữa sẽ được đề cập sau trong bài viết này”. Các công nghệ tương tác mới cho phép mọi nhân viên trong một tổ chức chia sẻ niềm đam mê, các mối quan tâm, ý tưởng và nhận xét. Nếu bạn quan tâm tới điều gì đó, bạn hoàn toàn có cơ hội để trở thành một nhà lãnh đạo ở mảng đó và một tiếng nói được mọi người biết đến về chủ đề đó trong tổ chức của mình.
Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra nếu bạn không lên tiếng. Bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo nếu bạn ngại chia sẻ tiếng nói và các quan điểm của mình. Điều này đồng nghĩa sử dụng những công nghệ tương tác mới sẵn có thể bạn được công nhận trong công ty. Tại sao cứ mãi là nhân viên khi bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo.
3. Tự chủ
Trong bối cảnh mọi nhân viên có thể làm việc từ bất cứ đâu vào bất cứ thời gian nào, sự tự chủ là yếu tố vô cùng quan trọng. Không còn một nhà quản lý nào theo dõi mọi hành động của bạn và nhắc nhở bạn “quay lại làm việc”. Đây là một đặc quyền, nhưng cũng là một trách nhiệm. Một sự tin tưởng lớn được đặt lên bạn để bạn hoàn thành nhiệm vụ. Là một nhân viên hiện đại, bạn cần có khả năng làm việc cho dù bạn ở văn phòng, quán cà phê hay ở nhà.
4. Chia sẻ và giúp đỡ người khác
Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà quản lý hiện đại cần có, nhưng cũng là một phẩm chất mà nhân viên hiện đại phải có. Nhân viên truyền thống thường muốn giữ các ý tưởng cho riêng mình để được khen ngợi khi họ đóng góp những ý tưởng đó. Nhưng mô hình này đến nay không còn hiệu quả. Với sự nổi lên của các công cụ tương tác, các ý tưởng và nhận xét có thể dễ dàng đi đến từ cá nhân trong một tổ chức. Việc chia sẻ sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho toàn bộ ê kíp mà còn làm lợi cho bạn với tư cách một nhân viên. Đồng nghiệp và nhà quản lý sẽ nhận ra thái độ “có thể làm được” của bạn cũng như khả năng giúp đỡ người khác của bạn.
Chia sẻ có thể được thực hiện dưới nhiều dạng. Bạn có thể chia sẻ các ý tưởng, nhận xét, những công việc mà bạn đang làm, các tài liệu, hay bất cứ thứ gì mà bạn chọn. Bằng cách chia sẻ, ê kíp của bạn và các phòng ban khác sẽ nhận ra tên của bạn. Để trở thành một nhân viên hiện đại, hãy dần quen với việc chia sẻ và giúp đỡ người khác.
5. Chắt lọc và tập trung
Trong môi trường làm việc hiện nay, chúng ta bị kéo đi theo nhiều hướng khác nhau. Trong các cuộc họp, mọi người có thể kiểm tra email, đưa bình luận lên mạng xã hội, chỉnh sửa một tài liệu, hoặc chat với một đồng nghiệp. Với sự phổ biến của các nội dung và công cụ mà các đồng nghiệp và bạn bè có thể sử dụng để “gọi” nhau, người ta rất dễ bị mất tập trung.
Bởi thế, với những công nghệ mới nổi lên, các nhân viên cần nhớ tập trung vào những việc cần thiết phải hoàn thành. Điều này có nghĩa là cần biết cách “phớt” mọi người và những tin nhắn của họ khi cần thiết. Khi bị “dội bom” thông tin từ mọi phía, nhân viên cần quen với việc chắt lọc ra những thông tin cần thiết và chỉ tập trung vào những gì thực sự quan trọng.
Theo quan điểm của bạn, nhân viên hiện đại cần có thêm những phẩm chất nào nữa?
(CleverJobs Tổng hợp)


Bạn có biết cách thể hiện sự tự tin của mình?

Thông điệp cơ thể là thứ mà bạn không ngừng truyền đi tới những người xung quanh. Bởi thế, nếu truyền đi những thông điệp không phù hợp, bạn có thể gặp kết quả không mong muốn. Trái lại, những thông điệp phù hợp giúp bạn gặt hái thành công, và điều này hoàn toàn có thể có được thông qua việc rèn luyện. Dưới đây là 10 thông điệp cơ thể truyền tải sự tự tin và tin tưởng ở công sở.
Cử chỉ là chuyển động thể chất giúp bày tỏ ý tưởng, quan điểm hay cảm xúc của bạn
Ánh mắt
Theo bà Darlene Price, tác giả cuốn sách “Well Said! Presentations and Conversations That Get Rusults” về các bí quyết giao tiếp ở công sở, ánh mắt là công cụ đầu tiên để bạn thiết lập các kết nối không lời với những người xung quanh.
“Ánh mắt truyền tải mức độ tham gia, mối quan tâm và sự ấm áp của bạn. Khi trao đổi với người khác, lý tưởng nhất là nhìn thẳng vào mắt họ ít nhất 2-3 giây trước khi nhìn đi chỗ khác hoặc chuyển ánh mắt sang người tiếp theo. Chỉ nhìn thoáng vào mắt một người trong vòng 1 giây đồng hồ hoặc ít hơn có thể truyền tải sự thiếu tin tưởng, lo lắng hoặc lảng tránh”, bà Price đưa ra lời khuyên.
Bắt tay
Giao tiếp thông qua sự tiếp xúc cơ thể là một ngôn ngữ cơ thể quan trọng khác. “Hãy luôn đưa tay ra để bắt tay. Một cái bắt tay tốt kinh điển là khi toàn bộ lòng bàn tay của bạn và người bắt tay với bạn áp vào nhau”, ông Patti Wood, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, khuyến nghị.
Trong kinh doanh, bắt tay thường là ngôn ngữ cơ thể duy nhất có sự tiếp xúc cơ thể. Bởi thế, việc bắt tay “chuẩn” là rất quan trọng. “Cái bắt tay tốt là khi toàn bộ hai lòng bàn tay áp chặt vừa phải và chắc chắn. Hãy rung tay 1-2 lần, cùng với đó nở nụ cười thân thiện và ánh mắt ấm áp. Tránh bắt tay hời hợt hoặc bắt quá chặt. Hãy chọn đúng điểm cân bằng để có được một cái bắt tay chặt vừa chuẩn để truyền tải sự tin tưởng mà vẫn phù hợp với độ chặt trong cái bắt tay của đối tác. Hãy đối xử công bằng với nam giới và phụ nữ khi bắt tay”, ông Wood nói.
Cử chỉ
Cử chỉ là chuyển động thể chất giúp bày tỏ ý tưởng, quan điểm hay cảm xúc của bạn. “Hãy cố gắng để có những cử chỉ tự nhiên, sống động và có mục đích. Hãy là chính mình và để cảm xúc của bạn phù hợp với thông điệp. Tránh những cử chỉ thái quá như chỉ trỏ, đứng ngồi không yên, gãi đầu gãi tai, nghịch tóc, vặn tay…”, bà Price đưa ra lời khuyên.
Ăn mặc
Theo chuyên gia Price, đối với cả nam giới và phụ nữ, ngôn ngữ mà trang phục truyền tải đều có trọng lượng như nhau trong môi trường công sở. Hãy đảm bảo rằng, cách ăn mặc đơn giản của bạn không phải là tùy tiện.
Việc chọn những sản phẩm quần áo chất lượng tốt, phù hợp vóc dáng truyền tài sự chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp của công ty, bạn nên mặc vest hoặc ít nhất là sơ mi lịch sự trong những cuộc họp quan trọng, nhất là khi có mặt cấp trên hoặc khách hàng. Tránh những món trang sức rườm rà, những họa tiết gây “nhức mắt”, những bộ trang phục quá bó hay cổ quá sâu.
Hãy ăn mặc cho công việc mà bạn mong muốn, thay vì công việc mà bạn có. Nếu thăng tiến trong sự nghiệp là mục tiêu của bạn, hãy xuất hiện ở công sở với vẻ ngoài chuyên nghiệp và lịch sự. Bên cạnh đó, nên sử dụng các sản phẩm kiểm soát tiết mồ hôi, tránh dùng nước hoa hoặc nước thơm đậm mùi, giữ hơi thở thơm tho, móng chân và móng tay sạch sẽ.
Dáng điệu
Dáng đứng thẳng, hai chân hơi chếch ra hai bên giúp bạn gửi đi một thông điệp về sự tự tin, quyền lực và năng lượng. Khi đứng hay ngồi, hãy tưởng tượng như đang có một sợi dây từ trần nhà buộc trên đầu bạn và kéo nhẹ lên phía trên. Hãy cân bằng trọng lượng cơ thể, chân đặt vững trên sàn nhà, cánh tay và bàn tay đặt ở vị trí dễ nhìn, thư giãn và không khoanh tay.
“Dáng điệu tốt tạo ra một sự hiện diện quyền lực và chủ động của bạn, cũng như thái độ lãnh đạo. Ngược lại, dáng điệu dở cho người khác thấy bạn thiếu niềm tin cũng như mức năng lượng thấp”, bà Price nói.
Trạng thái biểu cảm khuôn mặt
“Mỗi một cảm xúc trong số 7 cảm xúc cơ bản của con người (giận giữ, khinh miệt, chán ghét, sợ hãi, vui vẻ, buồn và ngạc nhiên) đều đã được khoa học chứng minh là có một trạng thái biểu cảm trên khuôn mặt đi kèm. Vì các trạng thái biểu cảm khuôn mặt của bạn gắn chặt với cảm xúc, chúng thường xuất hiện một cách không có chủ ý”, bà Price cho biết.
Hãy hình dung ra một thông điệp sai lầm mà bạn gửi đi trên khuôn mặt mang vẻ sợ hãi đăm chiêu khi miêu tả về những tác dụng tốt cho sự sống của một sản phẩm chăm sóc sức khỏe mới. “Hãy nhận thức rõ về những gì mà khuôn mặt của bạn đang thể hiện trước người đối diện và chọn cách biểu cảm phù hợp với thông điệp mà bạn muốn gửi đi”, bà Price nói.
“Chẳng hạn, nếu bạn muốn truyền tải sự hăng hái và năng lượng, hãy để khuôn mặt của mình trở nên sống động hơn. Hãy tập luyện trước gương cho tới khi bạn cảm thấy tự nhiên nhất. Để cho thấy bạn đang chú ý khi nghe người khác nói, hãy mỉm cười nhẹ, thi thoảng gật đầu, và giữ liên lạc bằng ánh mắt”.
Khởi động sự tương tác
“Hãy là người đầu tiên tương tác bằng ánh mắt trong mỗi cuộc trò chuyện, chủ động đưa tay ra để bắt tay, đưa ra ý tưởng hoặc giải pháp, đi vào phòng và thực hiện cuộc gọi”, ông Wood nói. “Bạn chỉ nên đợi và đi sau cùng khi bạn đang ngồi trong phòng sếp tổng và đã sẵn sàng để nghỉ hưu”.
Cách nói
Nhiều khi, thông điệp không nằm trong lời nói mà nằm trong cách nói, bao gồm giọng nói, tốc độ nói, gián đoạn, ngữ điệu, cách phát âm, những đoạn nhấn mạnh… Cũng giống như biểu cảm khuôn mặt, việc chọn một cách nói phù hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó truyền tải những ý nghĩa cảm xúc, thái độ và ảnh hưởng. Hãy cân nhắc ghi âm lại một vài cuộc hội thoại của bạn trong ngày, nghe lại và đánh giá cách nói của bạn xem đã phù hợp chưa.
Sự chú ý
Theo bà Price, khi nói chuyện với một người nào đó, hãy hướng các ngón chân và vai của bạn về phía họ. “Cách này thể hiện sự chú ý và tạo ra một ngôn ngữ cơ thể cởi mở”. Tránh tạo góc giữa cơ thể của bạn với người đối diện. Tập trung vào cuộc nói chuyện bằng ánh mắt, tai và năng lượng của bạn. “Những biểu hiện này truyền tải sự tôn trọng và đánh giá cao đối với cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với người đối diện. Đừng khoanh tay và bắt chéo chân.
Bên cạnh đó, tránh làm nhiều việc cùng lúc khi trò chuyện như kiểm tra email, điện thoại, gửi tin nhắn… Những việc đó cho thấy sự thiếu quan tâm và tôn trọng”.
Đáp lại ngôn ngữ cơ thể của người khác
Khi chỉ đạo một cuộc họp, phát biểu trước nhóm, hoặc tương tác giữa hai người, hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu của người đối diện. “Hãy nghe bằng ánh mặt của bạn. Những ngôn ngữ cơ thể của họ có thể cho bạn biết khi họ muốn: đặt câu hỏi, nói gì đó, nhất trí hoặc bất đồng, cần nghỉ, muốn được giải thích, hoặc có phản ứng cảm giác”, bà Price nói.
Bằng cách đáp lại phù hợp các ngôn ngữ cơ thể của người khác, bạn không chỉ thể hiện sự tự tin vào bản thân, mức độ thấu cảm, nhạy cảm và quan tâm tới họ, theo đó xây dựng niềm tin.
(CleverJobs Tổng hợp)

Bảy bước chuyển tư duy từ tiêu cực sang tích cực


Bước 1: Chú ý tới những điều bạn nói và cách bạn phản ứng với người khác. Kiểm tra và thay đổi chính bạn chứ không phải những người khác.
  
Bước 2: Nếu bạn đang có ý nghĩ chỉ trích và phản ứng lại những người khác, hãy thay thế ngay bằng những ý nghĩ, phản ứng hữu ích và tích cực.

Bước 3: Bất cứ khi nào có những ý nghĩ tiêu cực về chính mình, về người khác hay về hoàn cảnh, bạn hãy tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực của mình, của người khác và của hoàn cảnh hiện tại.

Bước 4: Khi đối mặt với những thử thách, hãy chấp nhận những gì bạn không thể thay đổi và tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả. 

Bước 5: Ghi lại những điểm tích cực của mọi người xung quanh và tập sống tốt giống như vậy.

Bước 6: Xác định rằng những sức mạnh, khả năng cùng với mục tiêu của cuộc đời bạn là thực tế, không quan tâm tới những gì có thể khiến bạn nản lòng; sẽ không có tác động nào có thể ảnh hưởng đến bạn trên con đường tự khẳng định hạnh phúc sẵn có của mình.

Bước 7: Ghi nhớ rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, bạn cũng hoàn toàn tự do lựa chọn thái độ của mình và thái độ này sẽ quyết định cách bạn xử lý tình huống như thế nào.


(Tư duy tích cực)