"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

...

Bộ Kit Test Nhanh Covid-19 Từ Hàn Quốc

Được Bộ Y Tế chính thức cấp phép, có kết quả trong vòng 15 phút. Phát hiện các biến chủng covid-19 ( Anh, Brazil, Delta,..). Độ nhạy và đặc hiệu lên đến 99 %. Tổ chức Y Tế Thế Giới và EU cấp phép

...

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Phải có "Tâm" và có "Tầm"

Theo quan điểm cá nhân tôi, một người được xem là có uy tín trong xã hội phụ thuộc vào hai chữ: “tâm” và “tài”, hay nói một cách khác là người vừa có “tài” vừa có “đức”. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói trên vô cùng chân thật và sâu sắc. Ngày nay, một người được xem là thành công, có uy tín và địa vị trong xã hội, được mọi người kính trọng cần phải hội đủ cả hai yếu tố “tài” và “đức”, không thể thiếu một trong hai yếu tố quan trọng này được.

Tại sao lại cần phải có cả “tài” lẫn “đức”?
Một người vô cùng tài giỏi, có nền tảng tri thức vững trãi, có kiến thức sâu rộng, người đó xem như vẹn toàn chữ “tài”, nhưng nếu thiếu đi chữ “đức” sẽ vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, người đó có thể dùng sự thông minh, tài giỏi của mình để làm những việc nhằm trục lợi cá nhân, thậm chí có thể phạm pháp. Thứ hai, nguy hiểm hơn việc họ mưu cầu lợi ích cá nhân là những người như vậy có thể gây hại đến xã hội, đến mọi người xung quanh. Và nếu họ mai mắn được ngồi vào vị trí lãnh đạo, thì tổ chức đó sẽ khó phát triển được, vì họ luôn muốn thu lợi cá nhân, và lúc nào cũng lo sợ nhân viên dưới quyền có thể cướp đi chiếc ghế lãnh đạo của mình, nên họ luôn luôn kiềm kẹp và quản lý nhân viên một cách hà khắc, không để nhân viên giỏi hơn mình. Chính những điều đó sẽ giết chết tổ chức họ lãnh đạo, giết chết sự nổ lực của những đồng nghiệp và nhân viên dưới quyền. Chính vì lẽ đó, họ không thể tiến xa trên con đường sự nghiệp, vì họ thiếu đi yếu tố quan trọng nhất đó là “đức độ”, không tạo được lòng tin cho mọi người.
Ngược lại, một người không thực sự tài giỏi, học thức kém, không có khả năng lãnh đạo người khác, nhưng lại sống chan hòa với mọi người, luôn chia sẽ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, đây chính là người có “đức” nhưng không có “tài”. Người có “đức” nhưng không có “tài” thì không thể làm được những việc lớn lao như xây dựng và phát triển đất nước được, và không được xã hội trọng dụng trong những việc lớn, bản thân họ cũng sẽ khó có thể thành công. Tuy nhiên, những người có “đức” luôn được mọi người yêu mến và giúp đỡ khi gặp khó khăn, vì bình thường họ luôn sống tốt với mọi người, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người bằng hết mọi khả năng của mình, và khi họ cần mọi người sẽ không bao giờ quay lưng lại với họ.
Nếu như ngày xưa, giữa người tài giỏi nhưng tâm tà và người năng lực yếu kém nhưng có đạo đức tốt, xã hội luôn luôn chọn lựa những người có năng lực kém nhưng có đạo đức, có tâm hướng thiện, những người này tuyệt đối trung thành, còn những người dù cho có tài giỏi đến đâu, chỉ cần không có đạo đức, luôn bị xã hội loại ra, vì họ hoàn toàn có khả năng làm những điều bất chính, vì lợi ích cá nhân mà làm hỏng việc lớn của tố chức, của đất nước. Nhưng trong thời đại ngày nay, thị trường lao động cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, xã hội ngày càng thanh lọc chặt chẽ hơn, loại bỏ những con người không phù hợp với yêu cầu cơ bản của xã hội, bạn chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố “tâm” và “tài”, bạn sẽ không bao giờ được mọi người ủng hộ để nắm giữ những vị trí chủ chốt trong một tổ chức, và con đường thành công đối với bạn vô cùng gian nan và vất vả. Chính vì vậy, trong thời đại mới này, mỗi người chúng ta, nhất là các bạn trẻ, trong đó có cả tôi, chúng ta cần phải rèn luyện nhân cách để sống một cách có đạo đức, và rèn luyện chuyên môn, để trở thành một nhân tại có ích cho xã hội, có ích cho đất nước, mang lại giá trị cho tất cả mọi người mà chúng ta phục vụ.
Vì thế, muốn xã hội phát triển, đất nước phát triển, cần có những con người “tài đức vẹn toàn”. Những người như vậy luôn luôn được xã hội tin tưởng và kính trọng. Và “tài đức” chính là hai yếu tố quan trọng, là cơ sở để tôi đánh giá Người giới thiệu của tôi chính là những người có uy tín trong xã hội.

Tháng 3/2015
Ứng viên IPL Khóa 4
Nguyễn Quốc Bửu

Chia sẻ về chương trình IPL

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn tất cả các thành viên Hội đồng sáng lập chương trình Phát triển Hạt giống Lãnh đạo IPL, quý vị đã góp phần hình thành và phát triển một cộng đồng các bạn trẻ, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực nòng cốt cho chương trình kiến quốc trong thời đại mới này. Tôi và nhiều bạn trẻ khác luôn khao khát và ước ao được trở thành một thành viên trong cộng đồng IPL, để khai phóng và phát triển bản thân, đồng thời giới thiệu IPL đến với nhiều bạn trẻ hơn nữa – những người chưa có cơ mai được biết đến thông tin từ chương trình IPL, nhằm xây dựng và phát triển cộng đồng đã lớn mạnh thì nay còn lớn mạnh hơn nữa.

Bản thân tôi khi được biết đến chương trình IPL, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu rất nhiều về các giá trị mà chương trình mang lại cho mỗi IPLer. Tôi như người đi lạc trong bóng đêm nay tìm được ánh sáng cho con đường sự nghiệp của mình, không gì có thể diễn tả hết nỗi vui sướng khi có được thông tin của chương trình IPL, các giá trị mà IPL mang lại quá tuyệt vời, kể từ giây phút đó, tôi luôn nuôi trong mình một ý chí, một ngọn lửa khao khát và một sự quyết tâm cao độ phải vượt qua được năm vòng thi của chương trình tuyển sinh, phải giành chiến thắng để trở thành một IPLer thực thụ, tự khai phóng bản thân qua quá trình thực học, từ đó trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình theo đuổi, nhằm mang lại thật nhiều giá trị cho cộng đồng và xã hội.
Trong tất cả sự hiểu biết của bản thân tôi về chương trình IPL, điều tôi tâm đắc nhất mà khi có ai đó hỏi tôi sẽ trả lời ngay mà không cần ngập ngừng suy nghĩ, đó chính là tinh thần “thực học”, chính tinh thần “thực học” là nền tảng và yếu tố cốt lõi để mỗi một IPLer sẽ tự “khai phóng” chính bản thân mình, từ đó “thực học” để “chuyên sâu” và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực mình hoạt đông. Chính việc “thực học để khai phóng” và “thực học để chuyên sâu” sẽ tạo ra một con người mang trong mình ba giá trị là “con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú”.
Tại sao tôi lại tâm đắc và rất muốn chia sẽ tinh thần “thực học” như một yếu tố cốt lõi của chương trình IPL? Tôi thiết nghĩ đây chính là sự khác biệt, những giá trị đích thực mà bản thân tôi cũng như bất kỳ một bạn trẻ nào không thể tìm thấy ở bất kỳ một khóa học, một chương trình hay một môi trường nào khác. Chính điều này sẽ tạo ra các IPLer lột xác hoàn toàn so với con người trước đó, trở nên một con người có giá trị hơn cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

“Thực học” là gì và vì sao tôi lại tâm đắc tinh thần này? Ngày nay, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ đang nhìn nhận sự học của bản thân mình như là một việc để đối phó, đối phó với nhà trường, đối phó với gia đình, đối phó với xã hội để chứng mình ta đây cũng là người có học thức, có bằng cấp,… Theo quan điểm của bản thân tôi, khi một người chỉ học vì những lý do trên, bạn ấy không thật sự đang học. Chính vì lẽ đó, tinh thần “thực học” của chương trình IPL sẽ giúp mỗi học viên nắm rõ giá trị của việc học, mình học vì sự phát triển của bản thân, học vì mục tiêu giúp ích cho xã hội, mang lại giá trị cho chính mình, đồng thời lan truyền tinh thần thực học cho nhiều bạn trẻ khác chưa nhìn nhận ra được giá trị thật sự của sự học. Bản thân tôi chưa từng bị ai thúc ép hay bắt buộc phải học môn này, phải học ngành kia, hay nên đọc sách này, sách nọ,… mà chính tôi nhìn nhận ra sự cần thiết của việc học cũng như vì năng lực và sự hiểu biết còn yếu kém của bản thân, mà tôi luôn chủ động tìm kiếm nền tri thức, chủ động tham gia các khóa học để phát triển bản thân, làm nền tảng cho sự nghiệp trong tương lai. Do đó, khi tìm thấy thông tin của IPL, trong đó có tinh thần “thực học” mà IPL muốn được lan tỏa trong cộng đồng các bạn trẻ, tôi thật sự vô cùng tâm đắc tinh thần này.
Trong chương trình IPL, cả ba tinh thần “thực học, khai phóng và chuyên sâu” cũng như ba giá trị “con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú” đều là những yếu tố vô cùng quan trọng và là điều tạo nên sự khác biệt vượt trội so với những chương trình hay những khóa học phát triển bản thân khác mà tôi từng biết đến cũng như đã từng tham gia. Tuy nhiên, trong ba tinh thần chính yếu của IPL, bản thân tôi cảm nhận tinh thần “thực học” là điều cốt yếu để tạo nên một IPLer mang trong mình các tinh thần và giá trị còn lại. Bởi vì sao? Sự học là đứng trên vai người khổng lồ, đọc sách là cưỡi trên vai người khổng lồ. Một lãnh đạo với 40 năm hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, thì cùng lắm vị này cũng chỉ có thể có 40 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề cũ, khi gặp các vấn đề mới thì vị lãnh đạo ấy sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng nếu một người mang trong mình tinh thần “thực học”, người đó sẽ có óc phán đoán và nhanh nhẹn trong việc xử lý các vấn đề mới, bên cạnh đó họ còn chủ động trong việc học hỏi, tích góp, thu nhặt tinh hoa, tri thức của 400 năm lịch sử nhân loại đã rút kết lại, họ hoàn toàn có đủ khả năng để giải quyết mọi vấn đề gặp phải. Chính vì thế, trọng thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, sự học luôn được đề cao và khuyến khích, nếu chúng ta không tự chủ động học hỏi, chúng ta sẽ đi chậm hơn so với sự phát triển của xã hội và sẽ nhanh chóng đi vào lạc hậu.

Không chỉ thế, theo tôi thì tinh thần “thực học” chính là tiền đề của tinh thần “khai phóng và chuyên sâu”. Khi một người luôn chủ động trong sự học, họ luôn luôn khao khát được biến đổi và phát triển bản thân, luôn chủ động trong sự học để tìm ra niềm đam mê đích thực của mình, đó chính là tự thân họ đã khai phóng con người thực sự trong họ, và họ sẽ tìm mọi phương cách để làm được điều đó, vì hơn ai hết, họ biết được “mình là do chính mình tạo ra”. Một khi đã “khai phóng” được bản thân, hiểu được chính mình, biết được mình là ai? Mình sinh ra với sứ mệnh gì? Mình đang ở vị trí nào? Mục tiêu của cuộc đời mình là gì? Khi họ đặt ra những câu hỏi như vậy, lúc đó họ sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, học tập và trao dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm để hoàn thiện chính mình, hướng tới mục tiêu mà mình muốn đạt được, và đó chính là tinh thần chuyên sâu trong con người bạn, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân để trở thành người mà vốn dĩ bạn được sinh ra để trở thành. Đó chính là tinh thần “chuyên sâu”, bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Như tất cả những quan điểm cá nhân mà tôi đã chia sẻ, điều tôi tâm đắc và rất muốn chia sẻ cho tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ chưa có cơ hội được biết đến chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL, đó chính là tinh thần “thực học”, chỉ có thực học mới có thể khai phóng được con người thực sự trong mỗi chúng ta, chỉ có thực học mới có thể chuyển sâu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình quan tâm theo đuổi, và chỉ có thực học mới có thể biến chúng ta trở thành một “con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú”.

Tháng 3/2015
Ứng viên IPL Khóa 4
Nguyễn Quốc Bửu

Nếu bạn yêu một chàng trai đang trong giai đoạn startup

Khi bạn yêu một chàng trai đang trong thời kì đầu xây dựng sự nghiệp của riêng mình, bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều thứ, từ bỏ những ích kỉ , mong muốn của bản thân chỉ vì chàng trai ấy,... bớt đi những hờn dỗi, những đặc quyền mà con gái đáng được nhận,... để chàng có thể tập trung cho công viêc của riêng mình và không tốn quá nhiều thời gian nghĩ cho bạn.

1. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn nhiều hơn những cô gái đang yêu khác

Sẽ có những lúc, chàng bận rộn quá mà quên đi những cuộc hẹn trước giữa hai bạn, để bạn phải ngồi chờ đợi trong quán cafe một mình, hay lang thang một mình trên những con phố . Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi và cô đơn biết mấy .
Hay những buồi chiều cuối tuần, bạn không được hẹn hò cùng chàng, không được nắm tay nhau đi dạo phố, không được cùng nhau đi xem phim hay cùng nhau đi ăn những món ăn ưa thích như những cặp đôi khác….
cô đơn khi yêu người startup

2. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở bên cạnh người đó 

Những ngày mưa, hay những hôm cả hai đứa muốn đổi gió, bạn đến nhà chàng chơi, nấu những món ăn chàng thích,… nhưng chàng chỉ cắm mặt vào "cô vợ" máy tính yêu quý và dường như không quan tâm đến bạn . Hay những buổi đi chơi, chàng cứ nói về những chuyện "chẳng liên quan" gì đến chuyện của hai đứa, khiến bạn chỉ biết ngồi nghe, nhưng không hiểu gì thì những lúc ấy, bạn chẳng cảm thấy chán lắm hay sao?

3. Bạn sẽ lung lay suy nghĩ bởi những lời nói của bạn bè, gia đình về chàng

Khi yêu một chàng trai đang trong thời kì mới bắt đầu startup, hẳn bạn sẽ phải nghe không ít lời khuyên của bạn bè về người yêu mình: "Biết nó thành công hay thất bại? Nó thất bại thì nó có nuôi nổi mày không?", "nhìn người yêu tao xem, anh ấy không cần startup, anh ấy đi làm ở công ty, dưới bao nhiêu người, nhưng ít ra vẫn không để tao chịu khổ, có nhiều thời gian dành cho tao,...". Những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy đắn đo lắm về sự lựa chọn của mình.

Nhưng

Một lúc nào đó ngồi lại, bạn hãy hiểu cho chàng, cho con đường mà chàng đang chọn. Con đường ấy đầy khó khăn thử thách khiến chàng phải bớt đi rất nhiều thời gian dành cho bạn nhưng nếu bạn vẫn quan tâm chàng, thì tình cảm chàng dành cho bạn sẽ ngày càng nhiều hơn thôi chứ không ít đi đâu, thật đấy! Thậm chí, sau này khi nhìn lại, chàng sẽ vô cùng biết ơn bạn khi đã ở cạnh trong những lúc khó khăn nhất của tuổi trẻ.
"Tình yêu thật sự, không phải là những câu nói "em yêu anh" trống rỗng, mà là lúc bạn mỉm cười và nói "em tin anh" khi cả thế giới đều đang quay lưng với người yêu bạn."
Người ta thường nói, yêu là tin tưởng vào người mình yêu . Vì vậy, nếu bạn đang yêu thật sự, thì hãy tin tưởng chàng, vì một người đàn ông thật sự, sẽ không bao giờ muốn để người phụ nữ của mình phải chịu khổ đâu...
Có thể yêu một người đang trong giai đoạn startup, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy nản chí, cô đơn, lạc lõng,... nhưng đừng quá buồn, hãy nghĩ đơn giản rằng chàng đang xây dựng tương lai cho hai đứa, rồi một ngày nào đó, chàng sẽ khiến bạn tự hào với bạn bè, với gia đình... Vì vậy, nên hãy cứ yêu đi. "Yêu là hi sinh tất cả cho người mình yêu". Cô đơn 1 chút thì có sao, chỉ cần trong tim họ, lúc nào cũng có chỗ của bạn là được rồi.
Yêu là hi sinh tất cả cho người mình yêu

Sưu tầm

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Yêu một người trưởng thành...

Yêu một người trưởng thành, những tin nhắn thưa hơn. Không vồ vập hỏi han sáng trưa chiều tối. Chỉ những lúc thật sự cô độc mới nhắn một tin ngắn "Vị Thanh đang mưa anh ạ!"


Yêu một người trưởng thành, những cuối tuần không hối hả diện đồ đẹp ra phố. Họ ăn mặc bình thường chọn một góc tĩnh lặng để nép mình vào tìm bình yên. Họ không nói với nhau quá nhiều, không cười to, không gây sự chú ý của người khác, tất cả là một sự im lặng đầy thấu hiểu.

Yêu một người trưởng thành, sự quan tâm đặc quánh lại vì dồn nén. Những cái thở dài cũng được cất giấu kỹ lưỡng để người còn lại an tâm. Họ hiểu rằng, chỉ khi người kia yên ấm mình mới có thể an ủi phần nào.

Yêu một người trưởng thành, đàn ông trở nên chững chạc, phụ nữ trở nên đằm thắm. Họ vẫn nghĩ về nhau nhưng không ồn ã. Vẫn ghé facebook nhau mỗi ngày, vẫn thấy cái nick yahoo bật sáng, vẫn cập nhật liên tục những dòng status nhưng tất cả chỉ âm thầm - không like, không comment.

Yêu một người trưởng thành, người ta không nhắc về hai từ "mãi mãi". Người ta ý thức được lời nói và có trách nhiệm với những lời hứa đó. Họ tôn trọng nhau và tự hứa với lòng trân trọng ngày hôm nay.

Yêu một người trưởng thành, là giữ lại cho mình những nỗi buồn riêng. Chuyện người yêu cũ hay những điều đại loại như thế, cả hai đều biết nhưng lại dành cho nhau một khoảng trống kỷ niệm.

Yêu một người trưởng thành, người ta nghĩ về những bữa cơm. Qua những lần hẹn hò quán cóc, cà phê, hẻm hóc họ nghĩ đến bữa cơm ấm áp có 2 người cùng nấu, cùng vây quần bên nhau sớt chia đắng cay mặn ngọt.

Yêu một người trưởng thành, người ta ý thức được mình đang ở đâu. Không viển vông về thiên đường trải thảm hay những giấc mơ diệu vợi. Họ hiểu mình cần gì và thiếu gì.

Yêu một người trưởng thành, người ta thấy mình trưởng thành hơn...



ST