"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Phải có "Tâm" và có "Tầm"

Theo quan điểm cá nhân tôi, một người được xem là có uy tín trong xã hội phụ thuộc vào hai chữ: “tâm” và “tài”, hay nói một cách khác là người vừa có “tài” vừa có “đức”. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói trên vô cùng chân thật và sâu sắc. Ngày nay, một người được xem là thành công, có uy tín và địa vị trong xã hội, được mọi người kính trọng cần phải hội đủ cả hai yếu tố “tài” và “đức”, không thể thiếu một trong hai yếu tố quan trọng này được.

Tại sao lại cần phải có cả “tài” lẫn “đức”?
Một người vô cùng tài giỏi, có nền tảng tri thức vững trãi, có kiến thức sâu rộng, người đó xem như vẹn toàn chữ “tài”, nhưng nếu thiếu đi chữ “đức” sẽ vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, người đó có thể dùng sự thông minh, tài giỏi của mình để làm những việc nhằm trục lợi cá nhân, thậm chí có thể phạm pháp. Thứ hai, nguy hiểm hơn việc họ mưu cầu lợi ích cá nhân là những người như vậy có thể gây hại đến xã hội, đến mọi người xung quanh. Và nếu họ mai mắn được ngồi vào vị trí lãnh đạo, thì tổ chức đó sẽ khó phát triển được, vì họ luôn muốn thu lợi cá nhân, và lúc nào cũng lo sợ nhân viên dưới quyền có thể cướp đi chiếc ghế lãnh đạo của mình, nên họ luôn luôn kiềm kẹp và quản lý nhân viên một cách hà khắc, không để nhân viên giỏi hơn mình. Chính những điều đó sẽ giết chết tổ chức họ lãnh đạo, giết chết sự nổ lực của những đồng nghiệp và nhân viên dưới quyền. Chính vì lẽ đó, họ không thể tiến xa trên con đường sự nghiệp, vì họ thiếu đi yếu tố quan trọng nhất đó là “đức độ”, không tạo được lòng tin cho mọi người.
Ngược lại, một người không thực sự tài giỏi, học thức kém, không có khả năng lãnh đạo người khác, nhưng lại sống chan hòa với mọi người, luôn chia sẽ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, đây chính là người có “đức” nhưng không có “tài”. Người có “đức” nhưng không có “tài” thì không thể làm được những việc lớn lao như xây dựng và phát triển đất nước được, và không được xã hội trọng dụng trong những việc lớn, bản thân họ cũng sẽ khó có thể thành công. Tuy nhiên, những người có “đức” luôn được mọi người yêu mến và giúp đỡ khi gặp khó khăn, vì bình thường họ luôn sống tốt với mọi người, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người bằng hết mọi khả năng của mình, và khi họ cần mọi người sẽ không bao giờ quay lưng lại với họ.
Nếu như ngày xưa, giữa người tài giỏi nhưng tâm tà và người năng lực yếu kém nhưng có đạo đức tốt, xã hội luôn luôn chọn lựa những người có năng lực kém nhưng có đạo đức, có tâm hướng thiện, những người này tuyệt đối trung thành, còn những người dù cho có tài giỏi đến đâu, chỉ cần không có đạo đức, luôn bị xã hội loại ra, vì họ hoàn toàn có khả năng làm những điều bất chính, vì lợi ích cá nhân mà làm hỏng việc lớn của tố chức, của đất nước. Nhưng trong thời đại ngày nay, thị trường lao động cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, xã hội ngày càng thanh lọc chặt chẽ hơn, loại bỏ những con người không phù hợp với yêu cầu cơ bản của xã hội, bạn chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố “tâm” và “tài”, bạn sẽ không bao giờ được mọi người ủng hộ để nắm giữ những vị trí chủ chốt trong một tổ chức, và con đường thành công đối với bạn vô cùng gian nan và vất vả. Chính vì vậy, trong thời đại mới này, mỗi người chúng ta, nhất là các bạn trẻ, trong đó có cả tôi, chúng ta cần phải rèn luyện nhân cách để sống một cách có đạo đức, và rèn luyện chuyên môn, để trở thành một nhân tại có ích cho xã hội, có ích cho đất nước, mang lại giá trị cho tất cả mọi người mà chúng ta phục vụ.
Vì thế, muốn xã hội phát triển, đất nước phát triển, cần có những con người “tài đức vẹn toàn”. Những người như vậy luôn luôn được xã hội tin tưởng và kính trọng. Và “tài đức” chính là hai yếu tố quan trọng, là cơ sở để tôi đánh giá Người giới thiệu của tôi chính là những người có uy tín trong xã hội.

Tháng 3/2015
Ứng viên IPL Khóa 4
Nguyễn Quốc Bửu

0 Comments:

Đăng nhận xét