"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

...

Bộ Kit Test Nhanh Covid-19 Từ Hàn Quốc

Được Bộ Y Tế chính thức cấp phép, có kết quả trong vòng 15 phút. Phát hiện các biến chủng covid-19 ( Anh, Brazil, Delta,..). Độ nhạy và đặc hiệu lên đến 99 %. Tổ chức Y Tế Thế Giới và EU cấp phép

...

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

10 Bước đơn giản để làm chủ tư duy của bạn!!!


Trong tất cả các kỹ năng mềm mà chúng ta được học, xét về mức độ quan trong thì có 3 kỹ năng quan trọng nhất mà nếu một người nào đó thiếu một trong ba kỹ năng này, người đó khó có thể đạt đến đỉnh điểm của sự thành công. Ba kỹ năng mình muốn nói đến đó chính là: kỹ năng làm chủ tư duy, kỹ năng làm chủ giao tiếp và kỹ năng làm chủ thời gian. 
Theo quan điểm cá nhân mình thì kỹ năng làm chủ tư duy là kỹ năng quan trọng nhất, khi bạn đã làm chủ được tư duy của mình thì bạn có thể học hỏi và làm chủ được tất cả những kỹ năng còn lại. Sau đây mình xin chia sẽ cách thức để bạn có thể làm chủ tư duy của mình mà bản thân mình đã may mắn được học hỏi và trải nghiệm từ một chương trình học, diễn giả với những kiến thức thực tế và kinh nghiệm đút kết từ bản thân mình, anh đã lan tỏa nó cho tất cả mọi người, để ai cũng có cơ hội được tiếp nhận những tinh hoa vĩ đại của nhân loại đã khám phá ra, để mọi người cùng trở nên giàu có, hạnh phúc và thành công hơn.



1. Chịu 100% trách nhiệm về bản thân mình:
Chúng ta có một công thức:
Event + Respond = Outcome
Có thể hiểu là mọi việc diễn ra như một sự kiện không thể thay đổi được, và chính phản ứng của chúng ta sẽ tạo ra kết quả nhất định. Chúng ta không thể thay đổi được sự kiện, những tình huống xảy đến với chúng ta, những điều đó đến từ môi trường bên ngoài mà chúng ta không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, một tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi kết quả bằng cách thay đổi phản ứng của chính mỗi chúng ta. Sự kiện xảy đến với chúng ta là gì không quan trọng, chính sự phản ứng hay đáp trả lại của chúng ta đối với sự kiện đó là điều quyết định kết quả tốt hay xấu.

Ví dụ một buổi sáng bạn vừa dắt chiếc xe máy của mình ra khỏi cửa nhà, bạn phát hiện ra nó đã bị xẹp lốp từ khi nào, rõ ràng là một điều không ai mong muốn, nhưng đứng trước tình huống này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng của mình: bạn có thể hằn học, khó chịu, bực bội vì phải dắt bộ đi tìm chổ vá nó, bạn nhận thây ngày hôm nay là một ngày xui xẻo và đen tối với bạn, bạn nhìn đâu đâu cũng là một màu đen u ám, và đương nhiên, chính cách suy nghĩ đó sẽ phá hủy cả một ngày mới tốt đẹp của bạn, mọi việc bạn làm trong ngày hôm đó đều không thuận lợi; ngược lại, bạn cảm thấy thật may mắn vì gần bên nhà có tiệm vá xe, bạn thoải máy ngồi xem tin tức trong khi chú thợ sửa xe vá lại lốp cho bạn, bạn vẫn đến được công ty đúng giờ vì đường không quá đông đúc, và kịp bắt tay chào buổi sáng các đồng nghiệp của mình, một ngày của bạn trôi qua vô cùng thuận lợi vì thái độ lạc quan và tích cực của bạn.

Do đó, không phải ai khác quyết định cuộc đời chúng ta mà chính bản thân chúng ta là người định đoạt chính mình. Mọi việc diễn ra theo một cách tự nhiên của vụ trũ, và chúng ta không thể thay đổi nó, nhưng bằng cách thay đổi thái độ của mình, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh. Chính khi đó, ta là người quyết định và chịu trách nhiệm 100% về bản thân mình chứ không phải ai khác.
Thay vì chỉ tập trung vào Event là yếu tố không thể thay đổi được, chúng ta hãy tập trung vào Respond là điều hoàn toàn có thể thay đổi, và chính điều đó sẽ giúp chúng ta hướng sự kiện đó đến với kết quả mà chúng ta mong muốn. Khi gặp một điều gì đó tiêu cực xảy đến với mình, bạn hãy bình tình và tự hỏi bản thân rằng: “trong lúc này tôi có thể tác động điều gì để mọi việc trở nên tích cực hơn?”
Người thất bại luôn luôn bàn luận vể “con người”. Người trung lưu luôn luôn nhắc tới các “sự kiện”. Còn những người thành công luôn luôn nói về các “ý tưởng”. Sự kiện và còn người là những thứ không thể thay đổi được, bạn đừng bao giờ bàn luận về những điều đó, thay vào đó hãy tập trung vào những ý tưởng để cho cuộc sống trở nên tích cực hơn, để cho sự nghiệp trở nên thành công hơn.
Hãy luôn chịu 100% trách nhiệm về bản thân và cuộc đời mình bằng cách luôn nghĩ đến những điều tích cực, và làm cho mọi việc xảy đến với mình trở nên tốt đẹp hơn.

2. Xây dựng lòng tự tôn và loại bỏ mọi rào cản đến với cuộc sống
Lòng tự tôn là gì? Đó là việc tự chấp nhận bản thân ta xứng đáng với những gì chúng ta đang có và sẽ có, nó là cơ sở giúp chúng ta tự tin hơn để đạt được những mục tiêu vĩ đại của cuộc đời mình. Có 2 cách để chúng ta xây dựng lòng tự tôn:

Thứ nhất: ghi nhận thành công. Chúng ta đừng mãi chú tâm vào những điều chúng ta chưa đạt được, nhưng phải luôn luôn trân trọng và biết ơn những gì chúng ta đang có, một quy luật đơn giản của vũ trụ, bạn không thể có được những gì bạn không quan tâm và không biết trân trọng. Ví dụ bạn nói rằng “tiền bạc không quan trọng” hay “tiền bạc là nguồn gốc của mọi sự xấu xa”, vũ trụ sẽ đáp lại bằng việc không bao giờ mang tiền bạc đến với bạn, và bạn luôn luôn bị rỗng túi. Chính vì vậy, khi bạn biết ơn và trân trọng những gì bạn đang có hay những thành tích bạn đã đạt được, bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn như thế và ngày càng thành công hơn.
Thứ hai: để gia tăng lòng tự tôn bạn có thể áp dụng Bài tập gương. Một trong những cách đưa thẳng một sự kiện vào trong tiềm thức chính là lặp đi lặp lại nó nhiều lần. Khi chúng tôi nói với bản thân mình “tôi tài giỏi, tôi giàu có, tôi thành công, tôi hạnh phúc” một lần hoặc hay lần, tiềm thức chúng ta có thể không tin, nhưng nếu ngày nào chúng ta cũng lặp đi lặp lại điều đó, đến một thời điểm nhất định tiềm thức chúng ta sẽ tin rằng điều chúng ta nói là sự thật, và nó hình thành nên niềm tin của chúng ta, khi chúng ta tin vào một điều gì đó, chúng ta nhất định sẽ đạt được nó. Vì vậy, mỗi sáng sớm khi thức dậy, hãy nhìn vào gương và nói những lời biết ơn, những điều tích cực như: “Tôi đẹp trai, tôi biết ơn về…, tôi hạnh phúc, tôi giàu có, tôi yêu bản thân mình”, sau đó nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu, từ từ thở ra để cảm nhận cảm giác như mình thật sự là những gì mình nghĩ vậy.

Tiếp đến bạn phải loại bỏ mọi rào cản ngăn bạn đến với thành công bằng cách:
- Tránh xa những điều tiêu cực, những người tiêu cực, những suy nghĩ tiêu cực.
- Không quá nghiêm túc với những điều tiêu cực.
- Hình dung ra những điều tích cực và giữ nó lại trong người.
- Tự kỷ ám thị những điều tích cực trong cuộc sống.
- Đừng tập trung vào sự kiện hay con người, đó là những điều không thể thay đổi được, thay vào đó hãy tập trung vào những giải pháp và cơ hội.
- Thiền để loại bỏ những tiêu cực trong cuộc sống, tâm hồn thanh thản, lấy lại năng lượng để làm việc tích cực hơn.
- Sử dụng kỹ thuật EFT để giải phóng năng lượng tiêu cực tích tụ trong con người mình.
- Sử dụng kỹ thuật SEDONA để giải tỏa những ưu tư, buồn phiền, stress.
- Tham giá các khóa học, các chương trình đào tạo để thay đổi tư duy.
- Chia sẽ những gì mình có để được nhận lại nhiều hơn.
- Loại bỏ từ “không thể” ra khỏi từ điển của bản thân mình. Khi chúng ta nói “không thể”, tâm trí chúng ta sẽ khép lại, khi đó trí não sẽ không cố gắng để tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.

Diển giả Zig Ziglar đã nói rằng: “Chiều cao của thành công phụ thuộc hoàn toàn vào chiều sâu của niềm tin”. Khi bạn tin rằng bạn làm được, chắc chắn bạn sẽ làm được.

3. Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh
Không chỉ tổ chức, doanh nghiệp mới cần xây dựng tầm nhìn sứ mệnh, mà bản thân mỗi một cá nhân chúng ta cũng cần phải xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho cuộc đời mình. Mỗi người có hai ngày quan trọng trong cuộc đời mình, đó chính là ngày bạn sinh ra, và ngày bạn biết được lý do vì sao bạn được sinh ra.

Cách thức để bạn xây dựng được sứ mệnh của mình:
Trước tiên bạn hãy liệt kê ra 3 điểm mạnh nhất của mình, ví dụ như:
- Ham học hỏi giúp mở rộng kiến thức và kinh nghiệm.
- Lập trường vững chắc giúp tạo chổ dựa tinh thần cho người thân.
- Khả năng lãnh đạo giúp phát triển doanh nghiệp.
Tiếp đến bạn hãy điền vào chỗ trống câu sau: “Tôi sẽ dùng (điểm mạnh cảu bạn) … để … nhằm giúp …, đó là sứ mệnh cuộc đời tôi.

Ví dụ: Tôi sẽ dùng những kiến thức và kinh nghiệm của tôi học hỏi được để xây dựng và phát triển công việc kinh doanh nhằm kiếm thật nhiều tiền để có phương tiện giúp đỡ những người còn khó khăn xung quanh mình, đó là sứ mệnh cuộc đời tôi.

(Để tìm hiểu rõ hơn về phần này, bạn có thể tìm đọc quyển sách Thói quen thứ 8 – tác giả Stephen R. Covey).
Tiếp đến là phần xây dựng tầm nhìn. Tầm nhìn là chân dung của một người mà bạn muốn trở thành, ví dụ như Chủ tịch tập đoàn trị giá hàng triệu đô, trở thành tác giả quyển sách bán chạy nhất. Phần này bạn có thể xây dựng dựa trên:
7 khía cạnh của cuộc sống:
- Tài chính / thu nhập / đầu tư
- Sự nghiệp / kinh doanh / công việc.
- Thời gian thư giãn / sáng tạo / thể thao / sở thích / du lịch.
- Sức khỏe / thể lực / cơ thể cân đối.
- Mối quan hệ / gia đình / bạn bè / đối tác.
- Phát triển bản thân / các dự án / học tập / kỹ năng.
- Đóng góp / phục vụ / cống hiến / cộng đồng / di sản.
Danh sách 101 mục tiêu trong cuộc đời (tham khảo tác giả …)

Vision Board: tưởng tượng ra một viễn cảnh cuộc sống giàu có, hạnh phúc khi bạn đạt được mục tiêu trong đời mình.


4. Xây dựng mục tiêu
Nếu mục tiêu cuộc đời bạn là vì chính bản thân bạn, thì bạn sẽ để lại cho thế hệ sau một tài sản. nhưng nếu mục tiêu bạn đặt ra là vì người khác và cho người khác, bạn sẽ để lại cả một di sản.
Khi bạn đặt mục tiêu, điều quan trọng nhất là mục tiều đó phải đảm bảo đầy đủ hai yếu tố đó là: How much? (có thể đo lường được), và By when (thời hạn khi nào đạt được mục tiêu. Để mục tiêu của mình khả thi, bạn nên dựa theo mô hình SMART GOAL. (nếu bạn chưa biết về mô hình này có thể tham khảo bài viết sau …).

Nếu bạn đặt những mục tiêu quá thấp, quá dễ để đạt được, thì đó không thật sự là mục tiêu, nhưng nếu mục tiêu bạn quá cao, vượt quá nhiều lần khả năng của bạn, thì chính những niềm tin giời hạn sẽ cản trở việc bạn đạt được mục tiêu của mình.
Những mục tiêu lớn trong cuộc đời là những mục tiêu khi đạt được nó, bạn phải bật khóc lên trong vui sướng và hạnh phúc. Hãy nhắm mũi tên lên những vì sao trên bầu trời, dù cho bạn không bắn trúng  mục tiêu thì vẫn tốt hơn là việc bạn mãi nhắm mũi tên của mình vào cái trần nhà.

5. Ứng dụng Luật hấp dẫn
Quy luật tất yếu của Luật hấp dẫn chính là “Like attracts like” (cái gì giống nhau sẽ hút nhau. Hay nói các khác là vũ trụ sẽ gửi đến cho bạn điều mà hầu hết thời gian bạn suy nghĩ về chúng. Nếu bạn cứ suy nghĩ những điều tiêu cực, bạn sẽ như một thỏi nam châm luôn hút những điều tiêu cực đến với mình và ngược lại.

Chính vì quy luật đó của vụ trụ, bạn hãy ứng dụng nó trong việc đạt được mục tiêu của mình. Trước tiên bạn phải yêu cầu vũ trụ gửi đến những điều tốt đẹp bạn mong muốn (ASK), tiếp đến bạn tin tưởng rằng bạn sẽ có được nó (Believe), và rồi cuối cùng bạn chỉ việc đón nhận như một món quà vũ trụ gửi đến cho bạn (Became).
Công thức vận dụng luật hấp dẫn chính là BE – DO – HAVE, bạn hãy trở thành người bạn mong muốn trở thành (tức là Be), tiếp đến bạn hãy làm, hãy hành động cực đại (tức là Do) và rồi bạn sẽ có được điều đó (tức là Have).
Để Luật hấp dẫn hoạt động, bạn cần phải đảm bảo rằng suy nghĩ hay điều bạn mong muốn phải thuần khiết, không được thay đổi; bạn luôn luôn nghĩ về điều đó hầu hết thời gian của bạn; và bạn không được nghĩ làm thế nào để tôi đạt được điều tôi mong muốn, nhiệm vụ của vũ trụ sẽ giải quyết chi tiết và lấp đầy những khoảng trống trong bạn.

6. Xây dựng kế hoạch hành động
Sau khi bạn đã xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của mình, dựa vào đó, bạn hãy phân ra từng giai đoạn để đạt được mục tiêu của mình. Phần này bạn có thể sử dụng Sơ đồ tư duy (Mind map) để minh họa cho kế hoạch hành động của mình. Nếu bạn chưa rõ về mind map, bạn có thể tìm đọc sách của tác giả Tony Buzzan để rõ thêm về phần này.

7. Hành động cực đại
Khi đã có kế hoạch, việc cần làm đó chính là hành động. Đôi khi người thành công và người thất bại chỉ khác nhau ở một điểm đó chính là người thành công luôn hành động và dám hành động, họ không có thói quen trì hoãn, khi có một ý tưởng hình thành trong đầu, họ bắt tay vào thực hiện ngay, người thất bại luôn để mọi việc của hôm nay sang ngày mai, và điều đó cũng có nghĩa là ngày mai không bao giờ đến với họ. Chính vì vậy, cả bạn và tôi, chúng ta cần rèn luyện thói quen hành động ngay, hành động điên cuồng, hành động bất chấp kết quả sẽ như thế nào, hành động như thể mình không còn con đường nào khác để quay về. Có như vậy chúng ta mới mong chạm đến được những mục tiêu lớn lao trong cuộc đời mình.

Có 7 chìa khóa giúp chúng ta hành động cực đại để chinh phục mục tiêu của mình:


- Hãy hành động như đây là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mình.
- Hành động bất chấp cảm xúc.
- Hành động nhằm triệt tiêu mọi khả năng khác.
- ASK FOR MORE, bạn cần có một người cố vấn để hỗ trợ bạn (Tìm đọc sách: Ai che lưng cho bạn).
- Some will some won’t so what someone’s waiting: (có người đồng ý, có người thì không, thế thì sao nào – sẽ có người đang đợi để nghe yêu cầu của bạn). Một số người sẽ đồng ý, một số người sẽ từ chối. Thế thì sao nào! Ở một nơi nào đó, hẳn có người đang chờ đợi được biết về bạn và những ý tưởng của bạn. Đó chỉ đơn thuần là những trò chơi với những con số. Bạn sẽ phải tiếp tục nêu ra yêu cầu cho tới khi nhận được lời chấp nhận. Câu trả lời “đồng ý” đang chờ đợi bạn ngoài đó. Giống như người bạn Mark Victor Hansen của tôi thường nói: “Những điều bạn muốn cũng muốn đến với bạn.” Bạn chỉ cần kiên trì để cuối cùng nhận được lời chấp nhận.
- Hành động ngay lập tức, không trì hoãn.
- Hành động để thể hiện niềm tin của mình, khi bạn tin, chắc chắn bạn sẽ đạt được.

8. Phát triển từ ý kiến phản hồi
Mục tiêu luôn luôn kiên định nhưng phương pháp thực hiện có thể thay đổi. Trong quá trình hành động chinh phục mục tiêu cuộc đời mình, chúng ta cần có những lúc đứng lại để nhìn nhận và đánh giá xem chúng ta có đang đi đúng đường hay không, liệu đó có phải là con đường ngắn nhất và phù hợp nhất để đến với mục tiêu của mình không? Nếu cần, chúng ta có thể thay đổi phương án hành động sao cho phù hợp nhất.

9. Không bao giờ bỏ cuộc
Không có khái niệm thất bại nếu mỗi khi vấp ngã, bạn xem đó như một bài học kinh nghiệm để đứng lên và tiếp tục tiến về phía trước. Thomas Edison đã "thất bại" đến hơn 10,000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn. Khi ông được hỏi làm thế nào mà ông tiếp tục được, ông chỉ đơn giản tin rằng những kết quả mà ông gặt hái được thật ra là khám phá được 10,000 cách để không phát minh được bóng đèn mà thôi! Ông đã không bao giờ xem những thử nghiệm của mình là thất bại. Thay vào đó, ông xem chúng như một cơ hội để học.
“Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.”




10. Ăn mừng, biết ơn và ghi nhận thành công
Khi chúng ta ăn mừng những thành công đạt được, biết ơn và trân trọng chúng, giống như một thỏi nam châm, chúng ta sẽ càng hút những điều tuyết vời đó đến với chúng ta nhiều hơn. Vì vậy, hãy luôn trân trọng, biết ơn những gì chúng ta đang có, vũ trụ sẽ gởi đến cho chúng ta những điều tuyệt vời khác nữa.





--- Hết ---



Nguyễn Quốc Bửu



Điện thoại: 0909 858 110

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Bí mật của Vua Solomon

Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Solomon là vị vua thứ 3 của Israel. 

Là con trai của Vua David, Solomon đã thống trị đế chế trải dài từ Euphrates tới mỏm Bắc của Vịnh Aqaba. Vua Solomon thành lập vương quốc Edom và được mệnh danh là "nhà thống trị vĩ đại nhất của Israel". Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên của người Do Thái ở Jerusalem, sở hữu một lượng vàng lớn và là tác giả của cuốn Book of Proverbs, Ecclesiastes và The Song of Songs. Solomon trị vì Israel trong gần 40 năm trước khi băng hà vào năm 931 trước Công nguyên. Không những vậy ông còn là người giàu nhất trong lịch sử.
Giống như những quy luật vật lý điều hành vũ trụ, Solomon tiết lộ "quy luật của cuộc sống" ngầm điều khiển tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Mỗi khi bạn bước lên máy bay, quy luật vật lý về trọng lực và khí động lực học điều khiển điểm đến cuối cùng của bạn. Nếu hoa tiêu và máy bay vận hành theo những quy luật đó, bạn sẽ đến đích an toàn. Nếu vì một lý do nào đó, chúng không tuân theo các quy luật kể trên, bạn sẽ bắt buộc phải quay về mặt đất...
Vậy nếu chúng ta được trực tiếp học ông, liệu ông có dạy cho chúng ta về sự gia tăng của cải và kiến thức không nhỉ? Liệu có mối liên hệ nào giữa cuộc đời, sự khôn ngoan của ông với xã hội này, với việc lập kế hoạch để thành công về tài chính trong thế giới đương đại của chúng ta hay không? Nó sẽ mang đến cho bạn những lợi ích gì trong nghề nghiệp, các mối quan hệ...? Điều nó mang lại không chỉ về thành công trong tài chính mà còn là sự đánh giá chính xác; sự an toàn; thành công; sức khỏe; tuổi thọ; sự tôn trọng; sự giàu có; sự yêu thích của những người lãnh đạo; những lời khen ngợi và thăng tiến; tài chính dư giả; sự tự tin; cá tính mạnh mẽ; sự dũng cảm; những kết quả phi thường; sự hoàn thiện cá nhân; những mối quan hệ tuyệt vời; một cuộc sống thật sự có ý nghĩa; tình yêu và sự ngưỡng mộ của người khác; sự đồng cảm; sự khôn ngoan thật sự. Để trở thành người duy nhất trong một nghìn người đạt được những thành công phi thường. Khi nỗ lực theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào. Ví dụ cho sự thành công là các nguyên tắc của Solomon được những người thành công nhất trong lịch sử ứng dụng đã gặt hái được những kết quả bất ngờ bắt đầu từ việc hoạch định và quản lý tài chính như George Washington, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, Thomas Edison, Clara Barton, John D.Rockefeller, Henry Ford, Sam Walton, Walt Disney, Bill Gates, Oprah Winfrey và Steven Spielberg.

Cuốn sách Bí mật của vua Solomon của Bruce Fleet sẽ đưa chúng ta theo bước vị vua này khi ông dạy bảo Abidan - cậu bé được ông bảo trợ - về 7 nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống và ảnh hưởng của chúng đến sự thành công về tài chính. Mỗi câu chuyện minh họa cho một nguyên tắc cơ bản mà Abidan cần khám phá trước khi cậu có thể trở nên giàu có và hạnh phúc hơn. Và sau đó, mỗi câu chuyện lại được tiếp nối bằng việc Fleet ứng dụng nhuần nhuyễn những nguyên tắc này không chỉ vào cuộc sống mà còn với các vấn đề tài chính cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta.

Xem phim: Bí mật của Vua Solomon - Full HD


Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Mùi quê Ngoại

Chạy dọc theo con đường quê là hai hàng bông soi nhái đang mùa nở rộ, con đường chạy xa tít một màu vàng hoe.
Mùa này quê mình mọi người đang tất bật cho một vụ mùa mới. Chạy dọc trên con đường làng là những cánh đồng xa tận chân trời. Thấp thoáng xa xa là bà con nông dân quê mình đang tất bật gieo những đám mạ mới. Một vài đám ruộng đã chuyển thành màu xanh mượt của mạ non, một vài nơi vẫn còn là màu nâu xám của đất đang chuẩn bị được gieo mạ. Đâu đó vài bầy cò trắng thả mình xuống những vũng nước nhỏ còn đọng lại trên đám ruông để mong tìm được ít con tép, con cá lòng tong cho vào bụng. Bức tranh quê mình sao mà đẹp đến vậy???

Chạy xe trêm con đường quê và cảm nhận cái hương vị mà mình gọi là “mùi quê hương”. Đã bao lâu rồi mình không được thả hồn trên những đám ruộng xanh màu lúa cùng với lũ bạn trong xóm, tay cầm sợi dây kéo kéo cho con diều đang bay phất phới trên bầu trời lộng gió. Đôi mắt lim dim mơ màng theo những đám mây trắng đang bay nhè nhẹ, buộc lòng tôi hỏi mấy đứa bạn “ê tụi bây, sau này lớn lên tụi bây muốn làm gì? Tao thì muốn làm Bác sĩ”. Thời đó tôi chỉ hiểu bác sĩ là khám chữa bệnh, ngoài ra chẳng hiểu thêm một chút gì về cái nghề ấy, cũng không biết được rằng không phải ai cũng có thể học để thành bác sĩ được. Cái lí do đến trong tiềm thức của tôi lúc đó rất đơn giản, là người lớn ai cũng bảo nhau: “con ông tư làm bác sĩ, con chị bảy làm kỹ sư, nghe nói lương ngon lắm”. Thế là từ đó ai hỏi tôi lớn lên muốn làm gì, tôi liền trả lời “bác sĩ” mà không cần chút gì để đắn đo suy nghĩ. Con nít mà, không suy nghĩ nhiều và sâu xa như ngưới lớn được.

Hồi nhỏ, cứ mỗi lần hè về là mình lại được ba mẹ cho về ngoại chơi cả tuần ở đó! Quê ngoại mình thời bấy giờ con hoang vu lắm, không có đường xá như bây giờ, muốn về ngoại chỉ có duy nhất một con đường là đi “võ lãi” (mình không biết sao người ta gọi là võ lãi, chắc là tại nó dài như con lãi vậy). Mỗi lần được cho về ngoại là mình khoái chí lắm, ở đó có mấy anh chị em con Cậu, con Dì cũng bằng tuổi mình, tha hồ mà quậy phá, vì ở nhà ít khi được mẹ cho ra ngoài chơi, cậu út mà (lúc đó út chứ giờ hết được út rồi). Nhưng được vài ngày là bắt đầu nhớ nhà, nhớ ba mẹ. Mỗi lần nghe tiếng võ máy chạy xa xa, mình lại nói chắc ba vô rước con về, ông ngoại cứ chọc là “mày bị bỏ luôn rồi không có ai rước đâu!”. Từ từ tiếng máy chạy càng xa dần, xa dần rồi mất hẳng không còn nghe nữa, vậy là mình buồn thỉu ngồi một mình cả tiếng đồng hồ không thèm nói với ai câu nào. Có lần nhớ nhà quá không chịu nữa phải năn nĩ dì tư đưa cho về.

Mình nhớ có lần về ngoại chơi, ông ngoại đang kéo cái võ lãi của ông lên để vá và sơn sữa nó lại. Bọn con nít chúng mình cả đám kéo lại xem ông làm gì, tranh thủ nghịch phá đồ đạc của ông. Tiện thể đang có nước sơn, ông kêu mấy đứa cháu chúng mình đứa nào có “vòi voi” lại đây ông sơn cho mỗi đứa một màu, xanh đỏ tím vàng màu nào cũng có. Vậy là mỗi đứa được ông vẽ cho một màu, đứa nào thích nhiều màu cũng có luôn. Mới được vẽ thì thích lắm, đứa nào cũng vác cài “vòi voi” vĩ đại của mình đi khoe người này người kia, ai cũng cười lăn ra. Chơi chán rồi lại hỏi ông giờ sao rửa ra được? Ông nói sơn rồi là dính luôn không có rửa ra được, đứa nào cũng khóc bù lu bù loa cứ tưởng ông nói thiệt.

Quê ngoại mình ngày trước buồn lắm, mỗi ngày từ sáng sớm đến chiều tối chỉ biết phơi lưng ra trên những đám ruộng, đám rẫy, một nắng hai sương mong có được một mùa bội thu. Phương tiện đi lại cũng khó khăn, ngày đó ngay cả điện cũng chưa có, nhà nào khá giả thì có bình sạc để thắp sáng, nhà nào nghèo hơn thì chỉ đốt đèn dầu, giải trí là một cái gì đó có vẻ hơi xa xỉ với bà con nơi đây. Mỗi khi đêm xuống là đâu đâu cũng chỉ một màu đen xì của đất, thấp thoáng trên những bụi dừa nước dưới mé sông có một vài con đom đóm đang lượn mình qua những khe lá, chóp nháy rất đẹp. Có những đêm mình bắt vài con thả vào mùng, nằm trong đó mà cứ như đang ngắm sao trên trời. Nhưng điều lạ là sáng dậy mấy con đom đóm đều chết hết không một con nào còn sống. Nhiều lần như vậy, tôi hỏi dì tư (vì mỗi lần về ngoại mình đều ngủ với dì tư, dì thương mình lắm) “sao mấy con đom đóm sáng ra là chết hết vậy dì?”. Dì tôi nói đom đóm tối nó phát sáng, khi nào hết điện nó phải bay về trời để sạc, cũng giống như mình đi sạc bình để thắp đèn vậy, do mình nhôt nó trong mùng nó không bay về trời được, hết điện nên nó chết. Mình nghe cũng có lí, nhưng đến tận bây giờ mình cũng không hiểu cái lí do thật sự khiến cho những con đom đóm chết, có lẽ do bản chất nó như vậy.

Chiều chiều xuống sông tắm, nghe vang vọng xa xa tiếng chim bìm bịp kêu chiều, ngày đó mình sợ tiếng chim bìm bịp lắm, vì mỗi lần nghe nó kêu mình lại liên tưởng đến quạ, mà quạ thì lại hay ăn xác chết, mà mình thì sợ xác chết nên mình sợ tiếng chim bìm bịp luôn, nghe có vẻ không có chút logic nào cả, trẻ con là vậy mà. Giờ mỗi khi về quê ngoại, chiều chiều xuống bờ sông, nghe tiếng chim bìm bịp kêu, sao mà lòng cảm thấy buồn đến thế, cũng con sông ngày đó, cũng hàng dừa nước năm nào,… nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi, thay đổi nhiều lắm.



Thời gian đi qua rồi có bao giờ trở lại, có những thứ mùi vị quê hương của tuổi thơ giờ chỉ còn là kỷ niệm đẹp được lưu giữ trong tim của mỗi người chúng ta. Hãy cất giữ nó cẩn thận như những hành trang quý giá mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.

Nguyễn Quốc Bửu
Ngày 01/12/2014

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Những câu nói không có trong từ điển của người thành công

Họ sẽ chẳng bao giờ nói "Chúng ta không làm được đâu", "Tôi không biết nó là cái gì cả" hay "Tôi chẳng biết làm thế nào"
Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, hoặc gây dựng được công ty như các nhà khởi nghiệp, hãy bắt đầu bằng các thói quen nói chuyện và suy nghĩ như họ. Theo Entrepreneur, dưới đây là những câu nói bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy từ miệng của những người thành công.
Steve Jobs và Bill Gates là những doanh nhân thành công điển hình

"Chúng ta không làm được cái đó đâu"
Một yếu tố làm nên thành công cho các cá nhân và doanh nghiệp chính là khả năng giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu nhận thấy một nhu cầu nào đó nảy sinh liên tục, họ sẽ bắt tay vào việc tìm ra cách đáp ứng nhanh nhất có thể.

"Tôi chẳng biết làm thế nào cả"
Thay vì tự động trốn tránh vấn đề, họ sẽ suy nghĩ mình có thể làm gì để thành công trong một dự án hoặc sự nghiệp. Ví dụ, bạn sẽ chẳng bao giờ gặp một doanh nhân phải bay đi bay về Italy để làm việc mà không chịu học tiếng Italy.

"Tôi chẳng biết nó là cái gì"
Phớt lờ không có nghĩa vấn đề đó sẽ biến mất. Nó chỉ khiến người hỏi tìm đến người khác có khả năng giải đáp giúp họ mà thôi. Cách tốt nhất là hãy thành thật với những người bạn tiếp xúc, sau khi nói câu này, hãy kết thúc bằng cụm "nhưng tôi sẽ tìm ra" và hành động thật nhanh.

"Tôi đã tự làm mọi việc đấy"
Người thông minh luôn biết cách thu hút những nhân tài khác làm việc cho mình. Họ cũng hiểu khi nào cần khen ngợi, ghi công cho người khác để công việc luôn được hoàn thành suôn sẻ.

"Vẫn còn quá sớm"
Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy Benjamin Franklin hay ai đó như Steve Jobs nói câu này. Nếu có một cuộc họp, buổi ra mắt sản phẩm hay cơ hội phỏng vấn ngay đầu ngày, họ sẽ tìm mọi cách để có mặt. Hãy nhớ, một yếu tố của thành công chính là ở đúng nơi và vào đúng thời điểm, dù bạn là người thức khuya hay dậy sớm.

"Thế là quá muộn"
Tương tự như vậy, nếu được yêu cầu dùng bữa với đối tác lúc 9h tối, và bạn chẳng bận gì cả, cứ đi đi. Có thể hôm sau bạn sẽ thấy mệt mỏi, nhưng mối quan hệ thiết lập được trong bữa ăn đó có thể là bước ngoặt cho sự nghiệp của bạn đấy.

"Thật tiếc là chúng ta không thể làm việc với nhau"
Nếu thực sự muốn hợp tác với một ai đó, bạn hãy tìm mọi cách để hiện thực hóa nó. Làm việc với những người hòa hợp cả về sở thích và tính cách chính là con đường dẫn đến thành công thực sự.

"Lúc khác gặp nhau sau nhé"
Trong rất nhiều trường hợp, câu này chỉ để nói cho có. Nhưng người thành công biết rằng nếu thực sự muốn gặp ai, họ sẽ tạo mọi điều kiện để việc đó xảy ra. Họ muốn gây dựng mạng lưới quan hệ thật tốt. Mà mấu chốt là phải luôn quan tâm đến người khác và ưu tiên duy trì quan hệ với họ.

"Tôi xin lỗi. Tôi bận quá"
Nếu nhận ra cơ hội, người thành công sẽ nắm bắt ngay. Chắc chắn là thỉnh thoảng việc này sẽ mất thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ phải chấp nhận. Lão Tử từng nói: "Thời gian là thứ đã được tạo ra. Nói ‘Tôi không có thời gian’ cũng chẳng khác nào ‘Tôi không muốn làm’"

"Đó là ý tưởng của tôi đấy"
Một lần nữa, như đã nói ở trên, những người thành công sẽ biết cách phân chia thành quả và lời khen ngợi. Không ý tưởng nào là thực sự của riêng ai cả. Nó là sự tổng hợp và hoàn thiện từ tất cả kinh nghiệm của tập thể.

"Tôi chẳng đọc sách bao giờ"
Tom Corley - tác giả cuốn Rich Habits (Những thói quen giàu có) cho biết tỷ lệ người giàu đọc sách cao hơn hẳn người nghèo. 63% cha mẹ giàu có bắt con cái đọc một hoặc hai cuốn sách khoa học mỗi tháng. Tỷ lệ này với người nghèo chỉ là 3%. Bên cạnh đó, 63% người giàu nghe sách nói trên đường đi làm, cao hơn nhiều so với 5% của người nghèo. Đọc sách có thể giảm stress, tăng tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ.

"Tôi không đủ năng lực đâu"
Thành công được tạo nên một phần nhờ sự tự tin vào giá trị bản thân. Là chính mình sẽ đảm bảo thành công trong cả công việc và cuộc sống. Hãy thuận theo nhu cầu của mình đi. Ai mà không cần tiền cơ chứ?

"Thôi thế cũng được"
Những người thành công luôn biết cách khi nào thì dừng lại và ngừng nghe người khác xin lỗi. Vì vậy, khi gặp một trở ngại nào đó trong việc hoàn thành mục tiêu, gây dựng công ty hay thực hiện dự án, hãy đặt ra giới hạn và hạn chế sự tham gia của bản thân.

"Đối thủ không có cái này à? Thế chúng ta cũng chẳng cần"
Copy đối thủ là một trong những sai lầm kinh điển nhất của hầu hết các công ty. Hãy đột phá thực sự, tìm ra những gì họ chưa làm và lấp đầy thị trường trống.

"Chỉ có kẻ ngốc mới cần nghỉ ngơi"
Thành công thực sự phải dung hòa được giữa công việc và cuộc sống. Dù các dự án có chất đống trước mặt bạn, hãy nhớ rằng dành vài ngày cuối tuần vui chơi cùng gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn xử lý công việc tuần mới hiệu quả hơn.


20 thói quen để trở nên giàu có


Bạn hãy tập thể dục thường xuyên, đọc sách ít nhất 30 phút, chỉ xem TV một tiếng mỗi ngày, học cách nghe nhiều hơn và nói ít đi.
Ngày nay, rất nhiều người chỉ hoạt động như một cái máy đã được lập trình sẵn và không chịu dành thời gian nhìn nhận, điều chỉnh lại những thói quen của mình. Entrepreneur đã tổng kết từ cuốn sách "Những thói quen giàu có" của Tom Corley và những bài viết gần đây của ông để đưa ra 20 hành động giúp bạn thành công. Nếu không có chúng, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân.

Thiết lập thói quen tốt mỗi ngày
Đọc sách hàng ngày chính là một thói quen tốt
Thói quen tốt là nền tảng của sự giàu có. Sự khác biệt giữa những người thành công và người bình thường nằm ở chính những thói quen hàng ngày. Nói cách khác, người thành công có rất nhiều thói quen tốt và cực kỳ ít thói xấu. Nếu có thể nhận ra chính những thói xấu đang ngăn cản mình trở nên giàu có, đây chính là bước khởi đầu để bạn thay đổi số phận của mình.
Corley khuyên rằng bạn nên lấy giấy, chia làm 2 cột. Một ghi lại thói quen xấu, và một chuyển chúng thành tốt. Ví dụ như thay vì xem TV quá nhiều, giờ bạn chỉ xem một tiếng mỗi ngày. Hay viết tên ra giấy để học thuộc chúng, thay vì cố nhớ nhẩm trong đầu. Sau 30 ngày, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình.

Thường xuyên đặt ra mục tiêu
Người thành đạt luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc.
Người thành đạt là những người biết nhìn xa trông rộng. Họ có mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần, tháng, và năm.  Nhưng một mục tiêu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có kế hoạch để đạt được. Vì vậy, bên cạnh đặt ra mục tiêu, người thành công còn nỗ lực tìm cách thực hiện chúng và luôn có trách nhiệm với bản thân mình.

Tự hoàn thiện bản thân
Người thành công luôn tìm cách để tự hoàn thiện bản thân mình. Họ đọc sách mỗi ngày và học hỏi để nâng cao chuyên môn. Họ không bao giờ lãng phí thời gian cho những việc không giúp mình tiến gần mục tiêu. Người thành đạt biết rằng thời gian là tài sản vô cùng quý giá và chỉ nên được sử dụng cho công việc của mình. Tự hoàn thiện chính là cam kết thực hiện các hành động để rèn luyện bản thân mình.
Hãy tìm cách cách mở mang vốn hiểu biết. Điều này không hề dễ dàng, nhưng con người chỉ có thể trưởng thành từ những thử thách. Khi đã có kiến thức, cơ hội sẽ tìm đến bạn.

Chăm sóc sức khỏe
Mỗi ngày, người thành đạt đều tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Tập thể dục có thể trở thành một thói quen thường nhật, cũng như tắm rửa. Những người tập thể dụng đều đặn sẽ tích lũy được nhiều năng lượng để hoàn thành các kế hoạch đặt ra.

Xây dựng các mối quan hệ
Người thành công thường là tâm điểm chú ý của những người xung quanh. Họ dành một phần thời gian của mình để thắt chặt tình bằng hữu và thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Họ luôn chủ động tiếp xúc và giúp đỡ người khác mà không mong đợi sự đáp trả.
Có người từng nói, âm thanh tuyệt diệu nhất trên thế giới là tên của chính mình. Vì vậy, hãy cố gắng nhớ tên của tất cả những người bạn gặp. Hãy tự hỏi, chẳng lẽ bạn không ấn tượng với một ai đó nhớ tên của mình à? Đó là cách hữu hiệu để tạo dấu ấn và sự khác biệt cho bản thân.

Có nếp sống điều độ
Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy hoàn thiện hết những công việc đã bắt đầu. Tất cả mọi người đều có những nỗi sợ, nhưng người thành đạt sẽ dẹp nỗi sợ sang một bên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá.
Corley khuyên rằng khi ý nghĩ trì hoãn công việc xuất hiện trong đầu, hãy nhắc đi nhắc lại cụm từ "Phải làm ngay", và đừng dừng lại cho tới khi công việc đã xong xuôi.

Giữ quan điểm tích cực
Hầu hết người thành công đều là những người lạc quan, nhiệt huyết và năng động. Họ luôn nhìn vào điểm tốt của bản thân và người khác. Với họ, các vấn đề chính là những cơ hội đang chờ được khám phá.
Mỗi ngày chúng ta đều bị ngập trong vô vàn tin tức về những chuyện không hay đang xảy ra. Người thành đạt sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tin tức kiểu này. Thay vào đó, họ nuôi dưỡng tâm hồn mình với những suy nghĩ tích cực từ trong sách.

Tiết kiệm thường xuyên
Theo Corley, người thành đạt thường dành ra 10 - 20% thu nhập của mình để thêm vào tài khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khi nghỉ hưu.

Chi tiêu hợp lý
Người giàu luôn cố gắng tránh bội chi. Trong khi đó, rất nhiều người khác lại đang vật lộn với các khó khăn tài chính do chi tiêu quá khả năng. Họ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy thay đổi ngay để có thể kiểm soát tốt tài chính của mình.

Đọc sách mỗi ngày
Rất nhiều người thành công dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tri thức của bạn. Dành thời gian đọc sách tức là bạn đang phấn đấu hoàn thiện bản thân, giúp mình nổi bật và khác biệt với những người xung quanh.

Hạn chế xem TV
Bạn có biết rằng hầu hết người thành đạt không bao giờ xem TV quá một giờ đồng hồ mỗi ngày? Thời gian dành ra để xem truyền hình có thể được sử dụng để làm những công việc khác năng suất cao hơn nhiều.

Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu
Thay vì hoàn thành nhiệm vụ được giao, người thành công thường làm nhiều hơn như thế. Họ tình nguyện làm những việc không nằm trong nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao giá trị bản thân. Nếu là một doanh nhân, bạn sẽ không có sếp để quản lý và giao nhiệm vụ cho mình. Tuy nhiên, hãy làm việc hết sức và tận tâm để tạo ấn tượng với khách hàng.

Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn
Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.

Không bỏ cuộc
Đừng nản lòng khi gặp khó khăn. Người giàu luôn tìm cách xoay xở để vượt qua mọi trở ngại. Có thể họ sẽ phải thay đổi hướng đi của mình, nhưng sẽ luôn tiến về phía trước.

Giao thiệp với những người cùng chí hướng
Có câu nói: "Cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào". Người thành công sẽ kết giao với những người cũng thành công như họ. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.

Tầm sư học đạo
Rất nhiều người thành công có được vinh quang là nhờ sự dạy dỗ từ người thày của mình. Một người đi trước dày dạn kinh nghiêm sẽ truyền cho bạn những bài học quý giá và giúp bạn đạt được thành công nhanh hơn.

Hiểu nguyên nhân
Khi bạn hiểu được lý do của việc mình làm, bạn sẽ đạt được những gì mình muốn nhanh hơn. Có mục đích rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng để thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại khao khát thành công? Vì cái gì bạn muốn trở nên giàu có?

Trấn áp nỗi sợ
Nhưng người thành công sẽ không cho phép nỗi sợ kìm hãm sự phát triển của mình. Hãy nhìn nhận lại những nỗi sợ của bản thân và tìm cách vượt qua chúng. Bạn nên tham khảo người mình ngưỡng mộ hoặc học hỏi trong tiểu sử của những người giàu để xem họ đã vượt qua nỗi sợ như thế nào.

Nâng cao kỹ năng
Để thành công, cách duy nhất là khiến bản thân giỏi hơn trong lĩnh vực của mình. Điều gì có thể đưa bạn tới đỉnh cao sự nghiệp trong vòng 30 ngày? Hãy tập trung vào nó, tức là theo đuổi đến cùng cho tới khi chạm tay tới thành công.