"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

10 Bước đơn giản để làm chủ tư duy của bạn!!!


Trong tất cả các kỹ năng mềm mà chúng ta được học, xét về mức độ quan trong thì có 3 kỹ năng quan trọng nhất mà nếu một người nào đó thiếu một trong ba kỹ năng này, người đó khó có thể đạt đến đỉnh điểm của sự thành công. Ba kỹ năng mình muốn nói đến đó chính là: kỹ năng làm chủ tư duy, kỹ năng làm chủ giao tiếp và kỹ năng làm chủ thời gian. 
Theo quan điểm cá nhân mình thì kỹ năng làm chủ tư duy là kỹ năng quan trọng nhất, khi bạn đã làm chủ được tư duy của mình thì bạn có thể học hỏi và làm chủ được tất cả những kỹ năng còn lại. Sau đây mình xin chia sẽ cách thức để bạn có thể làm chủ tư duy của mình mà bản thân mình đã may mắn được học hỏi và trải nghiệm từ một chương trình học, diễn giả với những kiến thức thực tế và kinh nghiệm đút kết từ bản thân mình, anh đã lan tỏa nó cho tất cả mọi người, để ai cũng có cơ hội được tiếp nhận những tinh hoa vĩ đại của nhân loại đã khám phá ra, để mọi người cùng trở nên giàu có, hạnh phúc và thành công hơn.



1. Chịu 100% trách nhiệm về bản thân mình:
Chúng ta có một công thức:
Event + Respond = Outcome
Có thể hiểu là mọi việc diễn ra như một sự kiện không thể thay đổi được, và chính phản ứng của chúng ta sẽ tạo ra kết quả nhất định. Chúng ta không thể thay đổi được sự kiện, những tình huống xảy đến với chúng ta, những điều đó đến từ môi trường bên ngoài mà chúng ta không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, một tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi kết quả bằng cách thay đổi phản ứng của chính mỗi chúng ta. Sự kiện xảy đến với chúng ta là gì không quan trọng, chính sự phản ứng hay đáp trả lại của chúng ta đối với sự kiện đó là điều quyết định kết quả tốt hay xấu.

Ví dụ một buổi sáng bạn vừa dắt chiếc xe máy của mình ra khỏi cửa nhà, bạn phát hiện ra nó đã bị xẹp lốp từ khi nào, rõ ràng là một điều không ai mong muốn, nhưng đứng trước tình huống này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng của mình: bạn có thể hằn học, khó chịu, bực bội vì phải dắt bộ đi tìm chổ vá nó, bạn nhận thây ngày hôm nay là một ngày xui xẻo và đen tối với bạn, bạn nhìn đâu đâu cũng là một màu đen u ám, và đương nhiên, chính cách suy nghĩ đó sẽ phá hủy cả một ngày mới tốt đẹp của bạn, mọi việc bạn làm trong ngày hôm đó đều không thuận lợi; ngược lại, bạn cảm thấy thật may mắn vì gần bên nhà có tiệm vá xe, bạn thoải máy ngồi xem tin tức trong khi chú thợ sửa xe vá lại lốp cho bạn, bạn vẫn đến được công ty đúng giờ vì đường không quá đông đúc, và kịp bắt tay chào buổi sáng các đồng nghiệp của mình, một ngày của bạn trôi qua vô cùng thuận lợi vì thái độ lạc quan và tích cực của bạn.

Do đó, không phải ai khác quyết định cuộc đời chúng ta mà chính bản thân chúng ta là người định đoạt chính mình. Mọi việc diễn ra theo một cách tự nhiên của vụ trũ, và chúng ta không thể thay đổi nó, nhưng bằng cách thay đổi thái độ của mình, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh. Chính khi đó, ta là người quyết định và chịu trách nhiệm 100% về bản thân mình chứ không phải ai khác.
Thay vì chỉ tập trung vào Event là yếu tố không thể thay đổi được, chúng ta hãy tập trung vào Respond là điều hoàn toàn có thể thay đổi, và chính điều đó sẽ giúp chúng ta hướng sự kiện đó đến với kết quả mà chúng ta mong muốn. Khi gặp một điều gì đó tiêu cực xảy đến với mình, bạn hãy bình tình và tự hỏi bản thân rằng: “trong lúc này tôi có thể tác động điều gì để mọi việc trở nên tích cực hơn?”
Người thất bại luôn luôn bàn luận vể “con người”. Người trung lưu luôn luôn nhắc tới các “sự kiện”. Còn những người thành công luôn luôn nói về các “ý tưởng”. Sự kiện và còn người là những thứ không thể thay đổi được, bạn đừng bao giờ bàn luận về những điều đó, thay vào đó hãy tập trung vào những ý tưởng để cho cuộc sống trở nên tích cực hơn, để cho sự nghiệp trở nên thành công hơn.
Hãy luôn chịu 100% trách nhiệm về bản thân và cuộc đời mình bằng cách luôn nghĩ đến những điều tích cực, và làm cho mọi việc xảy đến với mình trở nên tốt đẹp hơn.

2. Xây dựng lòng tự tôn và loại bỏ mọi rào cản đến với cuộc sống
Lòng tự tôn là gì? Đó là việc tự chấp nhận bản thân ta xứng đáng với những gì chúng ta đang có và sẽ có, nó là cơ sở giúp chúng ta tự tin hơn để đạt được những mục tiêu vĩ đại của cuộc đời mình. Có 2 cách để chúng ta xây dựng lòng tự tôn:

Thứ nhất: ghi nhận thành công. Chúng ta đừng mãi chú tâm vào những điều chúng ta chưa đạt được, nhưng phải luôn luôn trân trọng và biết ơn những gì chúng ta đang có, một quy luật đơn giản của vũ trụ, bạn không thể có được những gì bạn không quan tâm và không biết trân trọng. Ví dụ bạn nói rằng “tiền bạc không quan trọng” hay “tiền bạc là nguồn gốc của mọi sự xấu xa”, vũ trụ sẽ đáp lại bằng việc không bao giờ mang tiền bạc đến với bạn, và bạn luôn luôn bị rỗng túi. Chính vì vậy, khi bạn biết ơn và trân trọng những gì bạn đang có hay những thành tích bạn đã đạt được, bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn như thế và ngày càng thành công hơn.
Thứ hai: để gia tăng lòng tự tôn bạn có thể áp dụng Bài tập gương. Một trong những cách đưa thẳng một sự kiện vào trong tiềm thức chính là lặp đi lặp lại nó nhiều lần. Khi chúng tôi nói với bản thân mình “tôi tài giỏi, tôi giàu có, tôi thành công, tôi hạnh phúc” một lần hoặc hay lần, tiềm thức chúng ta có thể không tin, nhưng nếu ngày nào chúng ta cũng lặp đi lặp lại điều đó, đến một thời điểm nhất định tiềm thức chúng ta sẽ tin rằng điều chúng ta nói là sự thật, và nó hình thành nên niềm tin của chúng ta, khi chúng ta tin vào một điều gì đó, chúng ta nhất định sẽ đạt được nó. Vì vậy, mỗi sáng sớm khi thức dậy, hãy nhìn vào gương và nói những lời biết ơn, những điều tích cực như: “Tôi đẹp trai, tôi biết ơn về…, tôi hạnh phúc, tôi giàu có, tôi yêu bản thân mình”, sau đó nhắm mắt lại và hít một hơi thật sâu, từ từ thở ra để cảm nhận cảm giác như mình thật sự là những gì mình nghĩ vậy.

Tiếp đến bạn phải loại bỏ mọi rào cản ngăn bạn đến với thành công bằng cách:
- Tránh xa những điều tiêu cực, những người tiêu cực, những suy nghĩ tiêu cực.
- Không quá nghiêm túc với những điều tiêu cực.
- Hình dung ra những điều tích cực và giữ nó lại trong người.
- Tự kỷ ám thị những điều tích cực trong cuộc sống.
- Đừng tập trung vào sự kiện hay con người, đó là những điều không thể thay đổi được, thay vào đó hãy tập trung vào những giải pháp và cơ hội.
- Thiền để loại bỏ những tiêu cực trong cuộc sống, tâm hồn thanh thản, lấy lại năng lượng để làm việc tích cực hơn.
- Sử dụng kỹ thuật EFT để giải phóng năng lượng tiêu cực tích tụ trong con người mình.
- Sử dụng kỹ thuật SEDONA để giải tỏa những ưu tư, buồn phiền, stress.
- Tham giá các khóa học, các chương trình đào tạo để thay đổi tư duy.
- Chia sẽ những gì mình có để được nhận lại nhiều hơn.
- Loại bỏ từ “không thể” ra khỏi từ điển của bản thân mình. Khi chúng ta nói “không thể”, tâm trí chúng ta sẽ khép lại, khi đó trí não sẽ không cố gắng để tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.

Diển giả Zig Ziglar đã nói rằng: “Chiều cao của thành công phụ thuộc hoàn toàn vào chiều sâu của niềm tin”. Khi bạn tin rằng bạn làm được, chắc chắn bạn sẽ làm được.

3. Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh
Không chỉ tổ chức, doanh nghiệp mới cần xây dựng tầm nhìn sứ mệnh, mà bản thân mỗi một cá nhân chúng ta cũng cần phải xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho cuộc đời mình. Mỗi người có hai ngày quan trọng trong cuộc đời mình, đó chính là ngày bạn sinh ra, và ngày bạn biết được lý do vì sao bạn được sinh ra.

Cách thức để bạn xây dựng được sứ mệnh của mình:
Trước tiên bạn hãy liệt kê ra 3 điểm mạnh nhất của mình, ví dụ như:
- Ham học hỏi giúp mở rộng kiến thức và kinh nghiệm.
- Lập trường vững chắc giúp tạo chổ dựa tinh thần cho người thân.
- Khả năng lãnh đạo giúp phát triển doanh nghiệp.
Tiếp đến bạn hãy điền vào chỗ trống câu sau: “Tôi sẽ dùng (điểm mạnh cảu bạn) … để … nhằm giúp …, đó là sứ mệnh cuộc đời tôi.

Ví dụ: Tôi sẽ dùng những kiến thức và kinh nghiệm của tôi học hỏi được để xây dựng và phát triển công việc kinh doanh nhằm kiếm thật nhiều tiền để có phương tiện giúp đỡ những người còn khó khăn xung quanh mình, đó là sứ mệnh cuộc đời tôi.

(Để tìm hiểu rõ hơn về phần này, bạn có thể tìm đọc quyển sách Thói quen thứ 8 – tác giả Stephen R. Covey).
Tiếp đến là phần xây dựng tầm nhìn. Tầm nhìn là chân dung của một người mà bạn muốn trở thành, ví dụ như Chủ tịch tập đoàn trị giá hàng triệu đô, trở thành tác giả quyển sách bán chạy nhất. Phần này bạn có thể xây dựng dựa trên:
7 khía cạnh của cuộc sống:
- Tài chính / thu nhập / đầu tư
- Sự nghiệp / kinh doanh / công việc.
- Thời gian thư giãn / sáng tạo / thể thao / sở thích / du lịch.
- Sức khỏe / thể lực / cơ thể cân đối.
- Mối quan hệ / gia đình / bạn bè / đối tác.
- Phát triển bản thân / các dự án / học tập / kỹ năng.
- Đóng góp / phục vụ / cống hiến / cộng đồng / di sản.
Danh sách 101 mục tiêu trong cuộc đời (tham khảo tác giả …)

Vision Board: tưởng tượng ra một viễn cảnh cuộc sống giàu có, hạnh phúc khi bạn đạt được mục tiêu trong đời mình.


4. Xây dựng mục tiêu
Nếu mục tiêu cuộc đời bạn là vì chính bản thân bạn, thì bạn sẽ để lại cho thế hệ sau một tài sản. nhưng nếu mục tiêu bạn đặt ra là vì người khác và cho người khác, bạn sẽ để lại cả một di sản.
Khi bạn đặt mục tiêu, điều quan trọng nhất là mục tiều đó phải đảm bảo đầy đủ hai yếu tố đó là: How much? (có thể đo lường được), và By when (thời hạn khi nào đạt được mục tiêu. Để mục tiêu của mình khả thi, bạn nên dựa theo mô hình SMART GOAL. (nếu bạn chưa biết về mô hình này có thể tham khảo bài viết sau …).

Nếu bạn đặt những mục tiêu quá thấp, quá dễ để đạt được, thì đó không thật sự là mục tiêu, nhưng nếu mục tiêu bạn quá cao, vượt quá nhiều lần khả năng của bạn, thì chính những niềm tin giời hạn sẽ cản trở việc bạn đạt được mục tiêu của mình.
Những mục tiêu lớn trong cuộc đời là những mục tiêu khi đạt được nó, bạn phải bật khóc lên trong vui sướng và hạnh phúc. Hãy nhắm mũi tên lên những vì sao trên bầu trời, dù cho bạn không bắn trúng  mục tiêu thì vẫn tốt hơn là việc bạn mãi nhắm mũi tên của mình vào cái trần nhà.

5. Ứng dụng Luật hấp dẫn
Quy luật tất yếu của Luật hấp dẫn chính là “Like attracts like” (cái gì giống nhau sẽ hút nhau. Hay nói các khác là vũ trụ sẽ gửi đến cho bạn điều mà hầu hết thời gian bạn suy nghĩ về chúng. Nếu bạn cứ suy nghĩ những điều tiêu cực, bạn sẽ như một thỏi nam châm luôn hút những điều tiêu cực đến với mình và ngược lại.

Chính vì quy luật đó của vụ trụ, bạn hãy ứng dụng nó trong việc đạt được mục tiêu của mình. Trước tiên bạn phải yêu cầu vũ trụ gửi đến những điều tốt đẹp bạn mong muốn (ASK), tiếp đến bạn tin tưởng rằng bạn sẽ có được nó (Believe), và rồi cuối cùng bạn chỉ việc đón nhận như một món quà vũ trụ gửi đến cho bạn (Became).
Công thức vận dụng luật hấp dẫn chính là BE – DO – HAVE, bạn hãy trở thành người bạn mong muốn trở thành (tức là Be), tiếp đến bạn hãy làm, hãy hành động cực đại (tức là Do) và rồi bạn sẽ có được điều đó (tức là Have).
Để Luật hấp dẫn hoạt động, bạn cần phải đảm bảo rằng suy nghĩ hay điều bạn mong muốn phải thuần khiết, không được thay đổi; bạn luôn luôn nghĩ về điều đó hầu hết thời gian của bạn; và bạn không được nghĩ làm thế nào để tôi đạt được điều tôi mong muốn, nhiệm vụ của vũ trụ sẽ giải quyết chi tiết và lấp đầy những khoảng trống trong bạn.

6. Xây dựng kế hoạch hành động
Sau khi bạn đã xây dựng được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của mình, dựa vào đó, bạn hãy phân ra từng giai đoạn để đạt được mục tiêu của mình. Phần này bạn có thể sử dụng Sơ đồ tư duy (Mind map) để minh họa cho kế hoạch hành động của mình. Nếu bạn chưa rõ về mind map, bạn có thể tìm đọc sách của tác giả Tony Buzzan để rõ thêm về phần này.

7. Hành động cực đại
Khi đã có kế hoạch, việc cần làm đó chính là hành động. Đôi khi người thành công và người thất bại chỉ khác nhau ở một điểm đó chính là người thành công luôn hành động và dám hành động, họ không có thói quen trì hoãn, khi có một ý tưởng hình thành trong đầu, họ bắt tay vào thực hiện ngay, người thất bại luôn để mọi việc của hôm nay sang ngày mai, và điều đó cũng có nghĩa là ngày mai không bao giờ đến với họ. Chính vì vậy, cả bạn và tôi, chúng ta cần rèn luyện thói quen hành động ngay, hành động điên cuồng, hành động bất chấp kết quả sẽ như thế nào, hành động như thể mình không còn con đường nào khác để quay về. Có như vậy chúng ta mới mong chạm đến được những mục tiêu lớn lao trong cuộc đời mình.

Có 7 chìa khóa giúp chúng ta hành động cực đại để chinh phục mục tiêu của mình:


- Hãy hành động như đây là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mình.
- Hành động bất chấp cảm xúc.
- Hành động nhằm triệt tiêu mọi khả năng khác.
- ASK FOR MORE, bạn cần có một người cố vấn để hỗ trợ bạn (Tìm đọc sách: Ai che lưng cho bạn).
- Some will some won’t so what someone’s waiting: (có người đồng ý, có người thì không, thế thì sao nào – sẽ có người đang đợi để nghe yêu cầu của bạn). Một số người sẽ đồng ý, một số người sẽ từ chối. Thế thì sao nào! Ở một nơi nào đó, hẳn có người đang chờ đợi được biết về bạn và những ý tưởng của bạn. Đó chỉ đơn thuần là những trò chơi với những con số. Bạn sẽ phải tiếp tục nêu ra yêu cầu cho tới khi nhận được lời chấp nhận. Câu trả lời “đồng ý” đang chờ đợi bạn ngoài đó. Giống như người bạn Mark Victor Hansen của tôi thường nói: “Những điều bạn muốn cũng muốn đến với bạn.” Bạn chỉ cần kiên trì để cuối cùng nhận được lời chấp nhận.
- Hành động ngay lập tức, không trì hoãn.
- Hành động để thể hiện niềm tin của mình, khi bạn tin, chắc chắn bạn sẽ đạt được.

8. Phát triển từ ý kiến phản hồi
Mục tiêu luôn luôn kiên định nhưng phương pháp thực hiện có thể thay đổi. Trong quá trình hành động chinh phục mục tiêu cuộc đời mình, chúng ta cần có những lúc đứng lại để nhìn nhận và đánh giá xem chúng ta có đang đi đúng đường hay không, liệu đó có phải là con đường ngắn nhất và phù hợp nhất để đến với mục tiêu của mình không? Nếu cần, chúng ta có thể thay đổi phương án hành động sao cho phù hợp nhất.

9. Không bao giờ bỏ cuộc
Không có khái niệm thất bại nếu mỗi khi vấp ngã, bạn xem đó như một bài học kinh nghiệm để đứng lên và tiếp tục tiến về phía trước. Thomas Edison đã "thất bại" đến hơn 10,000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn. Khi ông được hỏi làm thế nào mà ông tiếp tục được, ông chỉ đơn giản tin rằng những kết quả mà ông gặt hái được thật ra là khám phá được 10,000 cách để không phát minh được bóng đèn mà thôi! Ông đã không bao giờ xem những thử nghiệm của mình là thất bại. Thay vào đó, ông xem chúng như một cơ hội để học.
“Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.”




10. Ăn mừng, biết ơn và ghi nhận thành công
Khi chúng ta ăn mừng những thành công đạt được, biết ơn và trân trọng chúng, giống như một thỏi nam châm, chúng ta sẽ càng hút những điều tuyết vời đó đến với chúng ta nhiều hơn. Vì vậy, hãy luôn trân trọng, biết ơn những gì chúng ta đang có, vũ trụ sẽ gởi đến cho chúng ta những điều tuyệt vời khác nữa.





--- Hết ---



Nguyễn Quốc Bửu



Điện thoại: 0909 858 110

0 Comments:

Đăng nhận xét