"TRƯỚC HẾT HÃY TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI, CÒN TẤT CẢ NHỮNG THỨ KIA, NGƯỜI SẼ THÊM CHO" MT 6,33

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Phong cách của một người bán hàng chân chính

Một trong những tác giả về bán hàng và nghệ thuật sống đẹp mà tôi yêu thích nhất đó chính là bậc thầy Zig Ziglar. Câu nói nổi tiếng của ông đó là: “Hơn cả một nghề, bán hàng là một phong cách sống”. Và tôi luôn chọn phong cách sống như một người bán hàng, một người bán hàng chân chính.


Có rất nhiều nét tương đồng giữa công việc bán hàng và cuộc sống. Một nhân viên bán hàng chân chính và có đạo đức sẽ không cố bằng mọi khả năng mưu mẹo và ma lực để cố bán cho khách hàng thứ mà họ không cần. Sau khi bị những lời lẽ hoa mỹ của bạn thuyết phục, họ bỏ tiền ra mua sản phẩm về nhà và rồi chợt phát hiện ra rằng sản phẩm họ tin rằng có thể giải quyết được những nhu cầu của họ hóa ra lại không hề hữu dụng một tí nào. Và rồi khách hàng của bạn vứt cái sản phẩm mới mua được vào một xóa nào đó trong góc nhà, để rồi chưa một lần dùng đến chúng.

Cuộc sống cũng vậy, bạn luôn luôn là một người bán hàng, và nhiệm vụ của bạn là làm cho khách hàng chính là những người thân trong gia đình, bạn bè, những người bạn gặp hàng ngày được hài lòng và thỏa mãn một điều gì đó khi họ giao tiếp với bạn. Khi đó, bạn đã thành công trong nghề bán hàng, mà sản phẩm ở đây không gì khác chính là con người bạn. Một người bán hàng chân chính và có đạo đức sẽ không bán cho khách hàng của mình cái mà họ không cần. Cũng vậy, bạn cũng đừng trao cho người khác những thứ mà họ không cần, đối khi nó có lợi cho bạn, những đối với người khác thì không. Trước khi cho đi một điều gì đó, hãy tự vấn bản thân mình rằng người nhận có thật sự mong muốn điều này hay không? Đừng vì suy nghĩ chủ quan của mình rằng họ cần cái mà mình đang muốn cho đi. Hãy trao cho ai đó thứ họ cần, chứ đừng trao cái bạn đang có.

Người bán hàng phải luôn biết làm cho khách hàng của mình hài lòng để kết quả cuối cùng là bán được hàng. Hãy tưởng tượng bạn bước vào văn phòng của một khách hàng tiềm năng với sản phẩm trên tay, thứ mà bạn tin chắc rằng nó sẽ thật sự hữu ích và cần thiết cho khách hàng của bạn. Sau khi bạn trình bày tất cả mọi hiểu biết và công dụng về sản phẩm, cũng như việc sản phẩm sẽ giúp khách hàng của bạn giải quyết những vấn đề quan trọng nào. Và rồi khách hàng của bạn thốt lên rằng “tôi chưa thấy một sản phẩm nào tệ như thế này, nó không đáng để tôi bỏ tiền ra mua một chút nào”. Bạn bắt đầu cảm thấy nóng bừng trên khuôn mặt, nghĩ thầm trong bụng rằng đây đúng là một gã khách hàng ngu ngốc nhất mà mình từng thấy, mình phải dạy cho hắn ta một trận mới được. Thế là bạn sừng cổ lên với khách hàng ấy và cố bảo vệ lí lẻ của mình bằng cách lăng mạ anh ta không thể nào hơn được nữa. Và rồi bạn bước ra khỏi văn phòng, đóng sầm cánh cửa lại và thầm đắc ý rằng mình vừa dạy cho cái gã ngu ngốc ấy một bài học nhớ đời. Điều gì xảy ra, bạn đã mất đi một khách hàng tiềm năng, và hơn hết bạn không bán cho anh ta được một đồng nào.

Cuộc sống cũng vậy, đôi khi sẽ có những người bạn gặp hằng ngày có những lời nói và hành động làm bạn cảm thấy khó chịu. Nếu bạn cứ khăng khăng chống cự lại họ để bảo vệ chính kiến của bản thân mình mà không bình tĩnh xem xét vấn đề một cách tường tận trước khi lên tiếng phản hồi. Điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn sau cuộc cãi vã và xung đột, mối quan hệ đó hoặc sẽ mất đi, hoặc sẽ tồn tại những vết rạn nứt mà không còn lành lặn như xưa nữa.


Với tôi, mỗi một mối quan hệ đều là một tài sản vô cùng quý giá. Có hai loại mối quan hệ đó chính là mối quan hệ tích cực và mối quan hệ tiêu cực. Đối với những mối quan hệ tiêu cực, cái mà bạn nhận lại được không gì khác ngoài kinh nghiệm và bài học nhớ đời. Những mối quan hệ này sẽ dạy ta biết điều gì cần tránh trong cuộc sống. Đôi khi, biết những điều không nên làm cũng quan trọng không kém việc biết những điều nên làm. Và đó chính là kinh nghiệm thực tế mà bạn có được, đối khi phải trả bằng một cái giá thật đắc.

Còn những mối quan hệ tích cực sẽ mang đến cho bạn những giá trị nào đó trong cuộc sống, đó có thể là niềm vui, sự bình an, hạnh phúc, sự phát triển bản thân, đôi khi đó còn là những cơ hội giúp bạn đạt được những ước mơ và hoài bảo trong đời. Với tôi, mỗi một mối quan hệ tích cực như một tài sản vô cùng quý giá mà tôi cần phải giữ gìn. Việc mất đi một mối quan hệ này còn quan trọng hơn cả mất đi một khách hàng tiềm năng, vì khi mất đi một khách hàng, bạn sẽ vẫn có thể tìm được những khách hàng khác để lấp vào chổ trống. Nhưng thế giới hơn 7 tỷ người, và điều đặc biệt là không một ai giống ai, vậy liệu rằng khi đánh mất một mối quan hệ như thế này bạn có tìm được một người khác mang lại cho bạn những giá trị tương tự để lấp vào chổ khuyết ấy hay không? Vì vậy, việc đơn giản nhất vẫn là giữ gìn cái đang có thay vì đi tim cái thay thế.



Ngày 29/08/2016
Nguyễn Quốc Bửu


0 Comments:

Đăng nhận xét